Khẩn trương xuống đồng chăm sóc lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm này, lúa hè thu đã bước vào giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ. Nhờ cung cấp đủ nước sau đợt mưa cuối tháng 6, các trà lúa sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh tập trung. Đây là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh ra đồng chăm sóc lúa, tỉa dặm và bón thúc đợt 1...

Khẩn trương xuống đồng chăm sóc lúa hè thu ảnh 1

Phun thuốc trừ sâu đúng quy trình sẽ tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh trên lúa hè thu.

Nắng nóng có dấu hiệu “hạ nhiệt” khiến bà con nông dân trên toàn tỉnh thở phào nhẹ nhõm. Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Trung Trạm, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) cho biết: Lúa đang thời kỳ sinh trưởng đầu tiên, cũng may, ruộng chưa khô nước nên công đoạn tỉa dặm khá thuận lợi. Vừa bón thúc đẻ nhánh xong mà lòng cứ thấp thỏm không yên, nếu trời nắng thêm, chắc chắn ruộng khô nước lại thành công “dã tràng”.

Thực ra, công đoạn tỉa dặm đã được bà con nông dân ở đây tiến hành cách đây nửa tháng. Tận dụng mặt ruộng đang đầy nước nhờ đợt mưa cuối tháng 6, bà con đã tập trung ra đồng đắp bờ, chăm sóc lúa hè thu. Gia đình ông Nguyễn Viết Tiếu (thôn Bình Luật), mùa nào cũng làm gần 2,5 mẫu lúa, tất cả đều trông chờ đó nên ông luôn là người tiên phong xuống đồng.

Ông Tiếu cho biết: “Đợt trước gieo xong, cả cánh đồng bạc trắng, thế mà vài ngày no nước là cây vươn mầm xanh mởn. Lúc đấy, tôi phải huy động cả nhà ra đồng tập trung tỉa dặm để tiến hành bón thúc sớm, giúp lúa hấp thu dinh dưỡng tốt nhất”. Theo tay ông chỉ, những cánh đồng nối liền nhau đã tràn đầy sức sống.

Không được may mắn như các địa phương khác, thời điểm lịch thời vụ gieo cấy lúa hè thu kết thúc, Nghi Xuân chỉ mới hoàn thành 200 ha (40% kế hoạch) và phải đến cuối tháng 6 mới đạt được 82%. Đó là một sự nỗ lực lớn của địa phương và bà con nông dân ở miền đất khắc nghiệt này. Gieo cấy muộn hơn các vùng lúa khác, thời điểm này, ở nhiều vùng mới bắt đầu tiến hành tỉa dặm.

Bà Trần Thị La (xóm 3, xã Xuân Hồng) cho biết: “Mùa này, tôi chỉ gieo cấy được 3 sào, 2 sào còn lại thiếu nước. Mấy hôm nay, tôi tranh thủ ra đồng tỉa dặm để cây đảm bảo tiến độ sinh trưởng. Để tránh cái nắng 400C kéo dài cả tuần lễ, bà con chúng tôi phải ra đồng từ khi mặt trời chưa mọc. Nếu thời tiết thuận lợi, chắc vài ngày nữa là có thể bón thúc được. Có điều, một số loại sâu bệnh đã xuất hiện nên phải thăm đồng thường xuyên để phòng trừ kịp thời”.

Đây là thời điểm cây lúa phát triển mạnh về bộ lá, là loại thức ăn “hấp dẫn” cho các loài sâu bệnh. Qua theo dõi của cơ quan chuyên môn thì giai đoạn này, trên đồng ruộng xuất hiện chủ yếu châu chấu, bọ trĩ, sâu keo và sâu cuốn lá nhỏ. Chị Trần Thị Long, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn cho hay: “Sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ đã xuất hiện gần như ở tất cả các xã. Tuy nhiên, ở mức độ thấp, giai đoạn này, chúng tôi bám sát đồng ruộng, khuyến cáo bà con vừa chăm sóc, tỉa dặm nhưng phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh của sâu bệnh. Nếu mật độ trên 20 con/m2 thì tiến hành phun đồng loạt ngay nhằm tăng hiệu quả phòng trừ”.

Ông Nguyễn Tống Phong - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Các đối tượng sâu bệnh xuất hiện rải rác, mật độ chưa cao, phân bố ở hầu khắp các địa phương trên toàn tỉnh. Tuy mức độ gây hại giai đoạn này chưa cao nhưng đây là quá trình tích lũy của chúng, nếu không có biện pháp phòng trừ sớm sẽ bùng phát gây hại trên diện rộng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ. Bà con cần duy trì mực nước thích hợp trên đồng ruộng từ 3-5 cm, tiến hành các biện pháp chăm sóc để lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm các đối tượng dịch hại khi chúng bắt đầu phát sinh”.

Cơ quan chuyên môn cũng khuyến cáo các địa phương phải chủ động hướng dẫn các biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ, đối tượng dịch hại số 1 trên đồng ruộng Hà Tĩnh. Kết hợp phương pháp thủ công và hóa học, khi sâu ở tuổi 1, tuổi 2 (mật độ 25 con/m2) thì nên phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học như: Angul 5WG; Proclaim 1.9EC; Virtako 300SC; Tasieu 1.9EC.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.