Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

(Baohatinh.vn) - Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp vợ chồng anh Trần Văn Thăng (SN 1988) ở thôn Chùa, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) mang lại nguồn lãi lớn với hơn 300 triệu đồng/năm.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Sau nhiều làm ăn xa, đầu năm 2018, anh Trần Văn Thăng đã quyết định trở về quê hương lập nghiệp với mô hình nuôi lươn không bùn. Trước đó, để chuẩn bị cho ý tưởng khởi nghiệp, anh đã đi vào miền Nam để học hỏi kỹ thuật một cách cặn kẽ.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Do còn ít kinh nghiệm nên bước đầu vợ chồng anh Thăng chỉ nuôi 5 bể, mỗi bể rộng 7m2 với số vốn gần 200 triệu đồng, bao gồm tiền giống, tiền xây bể, dụng cụ nuôi...

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Anh Thăng cho hay: “Kỹ thuật nuôi lươn không bùn không quá khó, nhưng trong quy trình ươm nuôi cần phải chú ý đến tình hình thời tiết, nguồn nước và điều kiện chăm sóc, có như vậy khi xuất bán lươn mới đạt trọng lượng tốt, giá trị kinh tế cao".

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Được biết, để có được nguồn nước sạch, anh Thăng sử dụng nước giếng khoan, xử lý trong bể lắng từ 6 - 8 giờ trước khi bơm nước và thay nước định kỳ 2 - 3 lần/ngày, tuân thủ nguyên tắc “đúng giờ, đúng lượng” bởi theo anh, lươn rất nhạy cảm với môi trường, bẩn quá hoặc sốc nước lươn sẽ chết.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Nhờ linh hoạt áp dụng các phương pháp nuôi nên lứa lươn đầu tiên đã đem lại cho anh Thăng nguồn thu nhập khá. Sau lứa lươn đầu tiên, tháng 9/2019, vợ chồng anh đã mạnh dạn thả nuôi thêm 1 vạn con giống. Qua 1 năm chăm sóc, lứa lươn thứ 2 được xuất bán đã đưa về cho gia đình anh hơn 50 triệu đồng tiền lãi.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Khi đã tự tin hơn trong quá trình nuôi lươn, đầu năm 2020, anh Thăng mở rộng quy mô từ 5 bể ban đầu lên 18 bể, trong đó, có 5 bể bằng xi măng, 5 bể nhựa và 8 bể lót bạt. Bể nuôi lươn được anh Thăng thiết kế đáy có độ dốc 5 cm, có hệ thống đường ống cấp nước và thoát nước ra bên ngoài để thuận tiện trong việc thay nước liên tục trong bể nuôi lươn. (Trong ảnh: đều đặn mỗi ngày anh Thăng sẽ dọn bể và thay nước cho lươn để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi).

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Theo anh Thăng, vì nuôi trong bể nên thức ăn của lươn chủ yếu là giun quế đã qua xử lý trộn với cám công nghiệp. Hiện, với 20 nghìn con lươn thịt, 15 nghìn con lươn giống, mỗi tháng vợ chồng anh phải bỏ ra gần 10 triệu đồng tiền thức ăn cho lươn.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Anh Thăng cho biết, để tăng tỷ lệ sống và đạt hiệu quả cao khi nuôi lươn không bùn thì công tác phòng bệnh luôn được anh chú trọng; ăn đủ dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất; không dùng kháng sinh để phòng trị mà sử dụng bằng thảo dược như: men vi sinh EM tỏi; cây cỏ mực và cỏ lào để phòng bệnh đường ruột, nấm da...

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Theo chị Nguyễn Thị Hà (vợ anh Thăng), lươn ngoài tự nhiên có đặc tính ưa tối, lại thích trú ẩn và chui rúc trong bùn, nên khi nuôi lươn không bùn vợ chồng chị đã làm các làm các giá thể bằng dây nilon đen để tạo môi trường sống lý tưởng nhất cho lươn.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Chị Hà cho biết: "Lươn từ lúc mới nở cho đến khi trưởng thành có thể xuất bán thì mất khoảng 1 năm chăm sóc. Khi lươn đạt trọng lượng khoảng 5 con/kg sẽ được vợ chồng tôi nhập cho các thương lái trong tỉnh, ở Nghệ An và một số tỉnh phía Bắc với giá từ 150 - 180 nghìn đồng/kg. Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ lươn trong và ngoài tỉnh rất cao nên vợ chồng tôi rất yên tâm gắn bó với mô hình này".

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Ngoài bán lươn thịt, mô hình của vợ chồng anh Thăng còn là nơi cung cấp lươn giống uy tín, đảm bảo chất lượng. Nhiều người dân quanh vùng đã đến học hỏi và được anh tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm nuôi. Giá bán lươn giống hiện được anh Thăng chia theo kích cỡ. Đối với loại khoảng 1.000 con/kg có giá từ 4 - 4,5 nghìn đồng/con; với loại có kích cỡ 500 con/kg có giá bán từ 5 - 5,5 nghìn đồng/con.

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Được biết, để tạo ra nguồn lươn giống chất lượng, đầu năm 2022, vợ chồng anh Thăng đã thuê đất để xây dựng bể lươn sinh sản rộng hơn 200 m2. Anh Thăng cho biết: "Trong năm 2021, vợ chồng tôi xuất bán được hơn 500 triệu đồng lươn giống và lươn thịt, sau khi trừ các chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng; riêng từ đầu năm 2022 đến nay, tôi đã xuất bán được hơn 300 triệu đồng, thu lãi được hơn 200 triệu đồng. Đây là nguồn thu khá lớn, giúp gia đình có điều kiện mở rộng quy mô thời gian tới".

Khởi nghiệp bằng nuôi lươn không bùn

Anh Thăng cho biết: "Dự kiến cuối năm nay, tôi sẽ xây dựng thêm bể mở rộng quy mô nuối và sẽ nuôi theo quy trình VietGAP, tiến tới xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP để nâng cao giá trị kinh tế. Ngoài ra, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật về quy trình nuôi lươn cho những ai có nhu cầu, nhằm giúp bà con thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn, đặc biệt là các bạn trẻ chưa có việc làm ổn định".

Mô hình nuôi lươn không bùn của vợ chồng anh Trần Văn Thăng là mô hình kinh tế tiêu biểu của địa phương. Vượt qua những khó khăn, mô hình đã thể hiện cách nghĩ, cách làm mới của tuổi trẻ để làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Hiện nay, trên địa bàn đã có thêm 3 mô hình nuôi lươn không bùn và được sự hỗ trợ nhiệt tình từ anh Thăng. Chúng tôi đang khuyến khích bà con trên địa bàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm để có thể nhân rộng, nâng cao thu nhập.

Chủ tịch UBND xã Thuận Lộc Bùi Quang Liêm

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.