Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 4 tháng đi vào hoạt động, Nhà máy may Five Star tại khu công nghiệp (KCN) Đại Kim, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mở ra cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

1 góc phân xưởng may tại Nhà máy may Five Star.

Mặc dù đang trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng trên các nẻo đường đổ về KCN Đại Kim vẫn khá nhộn nhịp các xe hàng container và hàng trăm công nhân mỗi buổi tan ca. KCN Đại Kim lâm cảnh đìu hiu sau 15 năm qua đang khởi sắc, với những tín hiệu vui từ Nhà máy may Five Star.

Dự án Nhà máy may Five Star có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho CTCP May Five Star Hà Tĩnh từ năm 2016. Sau khi chấp thuận chủ trương, nhà đầu tư đã triển khai một số hạng mục và bỏ hoang một thời gian dài. Đến cuối năm 2021, dự án mới tiếp tục được khởi động lại với hệ thống nhà xưởng, máy móc được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, hiện đại, quy mô 3.000 lao động.

Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

Nhà máy may Five Star hiện thu hút hơn 600 lao động địa phương.

Chị Cao Thuỳ Dung – cán bộ phòng Nhân sự, Nhà máy may Five Star cho biết, nhà máy đi vào hoạt động cuối tháng 11/2021. Ngay sau khi đi vào hoạt động, nhà máy đã tuyển dụng và đào tạo được hơn 600 lao động là những người trên địa bàn xã Sơn Kim 1 và các xã lân cận. Qua hơn 1 tháng đào tạo, thử việc, các lao động đã nắm bắt và thành thạo trong các công đoạn của chuyền may.

“Trong thời gian đào tạo, thử việc, người lao động được nhà máy trả lương cơ bản 2,5 triệu đồng/người/tháng. Khi đi vào làm việc chính thức, lao động được trả lương theo năng lực làm việc, bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Đối với lao động ở xa trên 15km được nhà máy hỗ trợ tiền xăng xe 200.000 đồng/tháng hoặc có xe buýt đưa đón” – chị Dung cho hay.

Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

Hoạt động sản xuất tại nhà máy được thực hiện từ công đoạn đầu (cắt) đến hoàn thiện sản phẩm.

Vào làm việc tại nhà máy từ những ngày đầu tiên và đã được kí hợp đồng lao động chính thức, chị Trần Thị Thanh Tâm – thôn Kim Cương 2, xã Sơn Kim 1 cảm thấy rất vui vẻ khi tìm được việc làm gần nhà.

“Tôi cảm thấy rất vui khi được làm việc gần nhà và có mức thu nhập đảm bảo để trang trải cuộc sống. Ngoài chế độ lương, chúng tôi đã được hỗ trợ ăn trưa và đóng các loại bảo hiểm đầy đủ theo qui định” – chị Tâm vui vẻ cho biết.

Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

Đối với lao động ở xa trên 15km được nhà máy hỗ trợ tiền xăng xe 200.000 đồng/tháng hoặc có xe buýt đưa đón.

Mặc dù khởi đầu đi vào hoạt động đã có nhưng thuận lợi song hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh, nhà máy đang đối mặt với thiếu hụt lao động.

“Từ sau tết đến nay, chúng tôi phải đối mặt với việc số lao động nghỉ việc do dính F0, F1. Đặc biệt, việc tuyển dụng lao động mới để đáp ứng đủ các dây chuyền sản xuất cũng đang gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, nhiều chuyền may đang bỏ trống, “chờ” lao động” – chị Dung trao đổi thêm.

Được biết, thời gian qua, huyện Hương Sơn cũng đã quan tâm, chỉ đạo các địa phương phối hợp với nhà máy trong việc tuyển dụng lao động, tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

Người lao động cảm thấy phấn khởi khi được làm việc gần nhà, có thu nhập ổn định.

Bà Lê Thị Kim Nhung - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hương Sơn cho biết, xác định tầm quan trọng của thu hút đầu tư, tạo việc làm cho lao động địa phương cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, thời gian qua, huyện Hương Sơn cũng đã quan tâm, chỉ đạo các địa phương phối hợp với nhà máy trong việc tuyên truyền tuyển dụng lao động. Cùng với đó là tuyên truyền, thông tin rõ các chế độ, chính sách của nhà máy để người lao động lựa chọn, xác định công việc, mức thu nhập.

“Đến nay, việc tuyển dụng đã đạt đạt một số kết quả bước đầu, tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu doanh nghiệp. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương khảo sát, cập nhật nhu cầu, độ tuổi lao động tại các địa phương để có nguồn thông tin lao động chính xác cho doanh nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận các thông tin, chế độ chính sách của doanh nghiệp, từ đó có sự lựa chọn công việc” - bà Nhung cho hay.

Khu công nghiệp Đại Kim, kỳ vọng khởi sắc sau 15 năm “đắp chiếu”

Sản phẩm của Nhà máy may Five Star chủ yếu quần áo thể thao xuất khẩu.

Những nỗ lực của doanh nghiệp cũng như sự đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương là động lực, niềm kỳ vọng về sự sôi động thu hút đầu tư tại KKT Cầu Treo, tạo việc làm, thu nhập cho người dân huyện miền núi biên giới Hương Sơn.

“Khu công nghiệp Đại Kim (thuộc KKT Cầu Treo) được thành lập từ năm 2007 với diện tích 33ha. Tuy nhiên, nhiều năm qua, thu hút đầu tư tại đây đạt thấp. Đến nay mới có 2 dự án chính thức vào hoạt động (Nhà máy may Five Star và Nhà máy lắp ráp xe máy điện) trên diện tích khoảng 8,5ha. Hiện có một doanh nghiệp đang làm thủ tục để vào đầu tư Nhà máy chế biến gỗ vào KCN này”.

Ông Phan Thăng Long - Phó Trưởng ban Quản lý KKT tỉnh

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.