Lãi suất huy động liên tục “tuột dốc”

(Baohatinh.vn) - Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tạo dư địa hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế trong tháng cuối năm 2023.

Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Vietcombank Chi nhánh Hà Tĩnh đã 3 lần điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm. Mới đây, ngày 11/12/2023, Vietcombank chính thức giảm lãi suất 0,2%/năm ở nhiều kỳ hạn. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng giảm xuống chỉ còn 2,2%/năm, kỳ hạn 3 tháng giảm còn 2,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 3,5%/năm, trong khi kỳ hạn 12 tháng giữ nguyên ở mức 4,8%/năm. Như vậy, mức lãi suất 4,8%/năm cũng là mức cao nhất hiện nay tại Vietcombank Chi nhánh Hà Tĩnh.

Lãi suất huy động liên tục “tuột dốc”

Lãi suất huy động cao nhất tại Vietcombank Chi nhánh Hà Tĩnh hiện nay là 4,8%/năm.

Theo bà Hoàng Thị Ngọc Thảo - Phó trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, Vietcombank Chi nhánh Hà Tĩnh, việc giảm lãi suất huy động vốn để tạo dư địa tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng trưởng tín dụng phục vụ nền kinh tế dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán. Hiện nay, nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đã đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng khá so với thời điểm đầu năm 2023.

Kể từ ngày 12/12/2023, VietinBank Chi nhánh Hà Tĩnh cũng triển khai hạ lãi suất tiền gửi. Được biết, trước đó không lâu (ngày 29/11/2023), VietinBank cũng thực hiện giảm lãi suất huy động vốn. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 - 2 tháng, 2 - 3 tháng tại VietinBank là 2,6%/năm, kỳ hạn 3 - dưới 6 tháng là 3%/năm, kỳ hạn 6 - dưới 9 tháng, 9 - dưới 12 tháng là 4%/năm, kỳ hạn 12 tháng - dưới 24 tháng là 5%/năm. Lãi suất cao nhất tại VietinBank hiện tại là 5,3%/năm áp dụng cho kỳ hạn gửi từ 24 tháng.

Theo tìm hiểu, thời gian qua, lãi suất tiền gửi liên tiếp giảm đã ảnh hưởng đến sức gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng. Hiện tại, lãi suất “neo” ở mức thấp nên nhiều người dân lựa chọn gửi tiền ở kỳ hạn ngắn (chủ yếu từ 1 - 3 tháng) để “nghe ngóng” thị trường. Ngoài ra, một bộ phận khách hàng đến kỳ rút tiết kiệm, họ chỉ gửi lại một phần còn lại có xu hướng đầu tư vào các thị trường khác khi nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực. Cụ thể, giá vàng thời gian qua liên tục tăng đã gây sự chú ý đầu tư của người dân. Ngoài ra, TP Hà Tĩnh và các khu vực lân cận đang triển khai đấu giá đất ở quy hoạch với mức giá khởi điểm phù hợp cũng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư.

Lãi suất huy động liên tục “tuột dốc”

Khách hàng đến giao dịch tại VietinBank Chi nhánh Hà Tĩnh.

Theo ngành chuyên môn, hiện nay nhóm “Big 4” là Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đều đã giảm lãi suất huy động xuống mức thấp lịch sử, thấp hơn cả giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Bên cạnh đó, loạt ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn như: Techcombank, HDbank, MB, MSB... cũng đồng loạt giảm lãi suất huy động vốn trong tháng 12 này. Thậm chí, không ít “nhà băng” đã giảm lãi suất 2 lần kể từ đầu tháng.

Chị Dương Thu Hương - Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng, Techcombank Hà Tĩnh cho hay: “Trong tháng 12 này, Techcombank đã 2 lần giảm lãi suất huy động vốn. Thời gian qua, công tác tăng trưởng tín dụng khó khăn nên động thái này là cần thiết để ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất cho vay, phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ”.

Tương tự, ngày 15/12/2023, MB Chi nhánh Hà Tĩnh công bố giảm 0,2%/năm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 - 8 tháng và giảm 0,1%/năm đối với kỳ hạn 9 - 60 tháng. Đây cũng là lần thứ 2 kể từ đầu tháng 12 ngân hàng này giảm lãi suất huy động.

Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 2,9%/năm, 2 tháng còn 3,1%/năm, 3 tháng là 3,2%/năm, 4 tháng 3,4%/năm và 5 tháng còn 3,5%/năm. Ngoài ra, kỳ hạn 6 - 8 tháng còn 4,4%/năm, 9 - 10 tháng là 4,6%/năm, kỳ hạn 11 và 12 lần lượt là 4,7% và 4,9%/năm, 13 và 15 tháng đang là 5%/năm, 18 tháng là 5,4%/năm...

Chị Trần Thị Thúy (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “So với đầu năm, tôi thấy lãi suất tiền gửi hiện nay giảm mạnh, có ngân hàng giảm đến 4%/năm. Trong bối cảnh này, gia đình tôi chỉ chọn gửi tiết kiệm một phần kỳ hạn ngắn (3 tháng) để chờ tín hiệu tích cực hơn. Ngoài ra, tôi trích một phần kinh phí để đầu tư thị trường vàng”.

Theo phản ánh, nhu cầu vay vốn thấp của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa là nguyên nhân chính khiến lãi suất tiền gửi liên tục giảm sâu. Nhìn chung, mức lãi suất huy động vốn hiện ở mức rất thấp so với cùng kỳ năm ngoái, dù các ngân hàng đều có những chính sách lãi suất riêng áp dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau, tuỳ thuộc vào giá trị tiền gửi hay tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh. Lãi suất huy động giảm là điều kiện cần để tiếp tục hạ lãi suất cho vay.

Lãi suất huy động liên tục “tuột dốc”

Các ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp để giảm lãi suất tiền gửi, tiết giảm chi phí, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay phục vụ nền kinh tế.

Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều giải pháp để giảm lãi suất tiền gửi, tiết giảm chi phí, qua đó tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Ước đến ngày 31/12/2023, tổng nguồn vốn huy động của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đạt 98.252 tỷ đồng, tăng 16,59% so với cuối năm 2022.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.