Nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh liên tục sụt giảm

(Baohatinh.vn) - Tính đến thời điểm này, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 86.900 tỷ đồng, giảm 0,6% so với cuối năm 2021.

Từ quý II/2022 lại nay, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn liên tục sụt giảm. Theo lý giải của ngành chuyên môn, hiện nay dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát tốt, nền kinh tế đã có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại, do vậy, thay vì gửi tiền tại ngân hàng như giai đoạn trước, người dân và doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang có xu hướng đẩy mạnh nguồn tiền đầu tư vào chuỗi sản xuất, kinh doanh...

Cùng với đó, nguồn tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn cũng giảm mạnh kéo theo nguồn vốn huy động của ngành ngân hàng giảm theo.

Nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh liên tục sụt giảm

Tính đến thời điểm này, nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 86.900 tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đến thời điểm này ước đạt 86.900 tỷ đồng, giảm 0,6% so với cuối năm 2021.

Thực tế cho thấy, việc sụt giảm nguồn vốn liên tục trong những tháng qua đang gây áp lực đối với kế hoạch phát triển nguồn vốn của ngành ngân hàng Hà Tĩnh trong năm 2022 (kế hoạch đặt ra là tăng trưởng 16%).

Với mục tiêu gia tăng nguồn vốn nhằm phục vụ cho vay nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2022, hiện nay, các TCTD tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong đó, việc gia tăng lãi suất huy động vốn đã được nhiều ngân hàng thương mại cổ phần áp dụng nhằm kích cầu nguồn tiền gửi tiết kiệm.

Nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh liên tục sụt giảm

Các ngân hàng ở Hà Tĩnh đang nỗ lực gia tăng nguồn vốn huy động, phục vụ cho vay nền kinh tế trong những tháng cuối năm.

Thời gian qua, các TCTD ở Hà Tĩnh nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành lãi suất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, vượt trần.

Theo đó, lãi suất huy động tiền gửi bằng VNĐ ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 2,9-3,95% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4-6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 5,3-6,6%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Với quyết tâm “tăng tốc về đích”, các dự án hạ tầng tại Hà Tĩnh đang được triển khai rốt ráo. Cùng với sự chủ động của nhà thầu và điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ thi công đang được đảm bảo, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.
Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.