Ký ức không quên của nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khóa IV

(Baohatinh.vn) - Năm nay dù đã 99 tuổi đời, 45 năm tuổi Đảng nhưng bà Võ Thị Hương (SN 1925), ở giáo xứ Văn Hạnh, xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) vẫn nhớ như in những ký ức ngày bà là thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh khóa IV (1971-1975).

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng khi nhắc đến những năm tháng là thành viên của Đoàn ĐBQH tỉnh khóa IV, trên khuôn mặt bà Hương vẫn hiện rõ niềm vui, niềm tự hào.

Ký ức không quên của nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khóa IV

Bà Hương chia sẻ ký ức những năm tháng là thành viên của Đoàn ĐBQH tỉnh khóa IV.

“Ngày đó tôi chỉ là một cô giáo dạy vỡ lòng cho trẻ ở trong làng. Tôi cũng chỉ nghĩ là mình có biết chữ hơn mọi người thì sẽ hết lòng hết sức giúp mọi người, chí ít từ việc dạy chữ cho trẻ nhỏ chứ không nghĩ gì nhiều. Thật vinh dự việc làm nhỏ đó của tôi được nhiều người quan tâm, ủng hộ và tôi được tham gia vào Đoàn ĐBQH tỉnh khóa IV” - bà Hương bộc bạch.

Ngày bà Hương còn nhỏ, cha của bà là bảo vệ trường ở xã Sơn Thịnh (nay là xã An Hòa Thịnh, Hương Sơn) nên bà may mắn được ê a học chữ dù chỉ là ... núp sau những cánh cửa lớp. Thấy con ham học, cha mẹ xin cho bà theo học ở trường, hồi đó các lớp học rất ít học sinh nữ.

Đến năm 1947, bà Hương trở thành giáo viên dạy vỡ lòng ở Sơn Thịnh (Hương Sơn). 8 năm sau, năm 1955, bà Hương lập gia đình rồi theo chồng về ở xã Thạch Trung (Thạch Hà, nay là TP Hà Tĩnh) và tiếp tục tham gia dạy học tại đây đến khi về hưu vào năm 1980.

Dạy học trong bối cảnh bom đạn, cả vùng chỉ có bà là giáo viên nên việc dạy học được tổ chức khi ở nhà bà, lúc ở tạm nhà văn hóa thôn. Hễ nghe tiếng máy bay địch, cô trò lại kéo nhau xuống hầm đào sau vườn để trú.

“Lương” cô giáo được nhận lúc là củ khoai, củ sắn, bắp ngô, nhiều hơn thì bơ lúa do phụ huynh tự mang đến. Âm thầm dạy học ở vùng giáo toàn tòng, bà Hương chỉ mong sao mang con chữ đến với nhiều trẻ em để các con lớn lên biết chữ, biết phấn đấu vì tương lai.

Ký ức không quên của nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khóa IV

Hình ảnh bà Hương được lưu trong cuốn kỷ yếu ĐBQH Hà Tĩnh các giai đoạn.

Năm 1971 là dấu mốc quan trọng của cuộc đời bà Hương, bởi thời gian này, bà được bầu vào Đoàn ĐBQH tỉnh khóa IV (1971-1975). Đoàn gồm 15 người, trong đó có 4 nữ và bà Hương là nữ đại biểu giáo viên duy nhất đến từ cơ sở. Những thành viên khác trong đoàn đều là lãnh đạo tỉnh, huyện và anh hùng lực lượng vũ trang.

Phát huy vai trò người đại biểu dân cử, bà Hương đã tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến, phản ánh những khó khăn, thuận lợi tại Hà Tĩnh và đặc biệt là những kiến nghị liên quan đến giáo dục.

Bà Hương kể: “Khoảng năm 1973, trước thực trạng khó khăn khi trẻ em theo học mầm non không có địa điểm học cố định, tôi đã mạnh dạn đề xuất xin xây dựng 1 phòng học cho trẻ. Đề xuất đó sau đó đã thành hiện thực. Chỉ trong vòng 1 năm, 1 phòng học được xây dựng để trẻ em mầm non ở Thạch Trung yên tâm học tập. Lớp học chỉ một mình tôi dạy nhưng có đến 40-50 cháu. Đến bây giờ, những đứa trẻ ngày đó đã lớn, vào dịp lễ tết, các cháu vẫn nhớ và gọi về hỏi thăm sức khỏe cô. Đó là điều tôi hạnh phúc nhất trong sự nghiệp trồng người của mình!”.

Ký ức không quên của nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khóa IV

99 tuổi đời, 45 năm tuổi Đảng nhưng bà Hương vẫn rất minh mẫn và tham gia các hoạt động ở địa phương.

Tham gia Đoàn ĐBQH tỉnh cũng là cơ hội để bà Hương được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, mở mang kiến thức và mang những kiến thức đó dạy cho trẻ nhỏ ở quê. Đặc biệt, câu chuyện về việc được gặp và trò chuyện với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một ký ức đẹp trong cuộc đời bà.

“Trong một cuộc họp Quốc hội, vào giờ giải lao, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến hỏi thăm tôi. Đồng chí ân cần hỏi han về tình hình ở địa phương, hỏi tôi làm nghề gì và căn dặn tôi rằng: "Được tham gia ĐBQH là tốt lắm, hãy chịu khó, cố gắng thêm chút nữa. Mình là đảng viên phải tiên phong, gương mẫu đi đầu, dám hy sinh”. Những lời căn dặn đó từ người lãnh đạo cấp cao khiến tôi càng có thêm động lực để cố gắng hoàn thành tốt vai trò người ĐBQH”.

Không chỉ mạnh dạn nói lên tiếng nói từ cơ sở, bà Hương còn là người đại biểu, người đảng viên mẫu mực mà nhiều người nể phục. Đến sau này, khi không tham gia ĐBQH, bà Hương vẫn luôn là tấm gương sáng ở địa phương. Năm 1980, sau khi nghỉ hưu, bà tiếp tục tham gia làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, tham gia BCH Hội LHPN xã.

Ký ức không quên của nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khóa IV

Bà Hương luôn tâm niệm với câu nói của Bác Hồ: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”.

Đến nay đã 99 tuổi đời, bà Hương vẫn rất minh mẫn và tích cực tham gia các hoạt động của hội phụ nữ, tham gia sinh hoạt chi bộ. Bà còn tích góp từ tiền lương, tiền con cháu cho để dành thăm hỏi, tặng quà người có hoàn cảnh khó khăn trong xã.

Bà cũng thường xuyên răn dạy con cháu, người thân làm theo lời Bác Hồ dạy: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, như cách mà bao nhiêu năm nay bà vẫn tâm niệm và thực hiện. Hiện, con trai, con gái của bà Hương đang là những người cán bộ hội tiêu biểu ở địa phương và đều là đảng viên gương mẫu.

Ký ức không quên của nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh khóa IV

Đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy và Thành ủy Hà Tĩnh tặng hoa chúc mừng gia đình bà Hương nhân dịp Giáng sinh năm 2022.

Chị Võ Thị Thiệp - Chủ tịch Hội LHPN xã Thạch Trung cho biết: “Bản thân bà Hương và đại gia đình bà luôn là tấm gương gia đình văn hóa tiêu biểu, mẫu mực để mỗi người dân noi theo. Dù bây giờ tuổi đã cao nhưng bà vẫn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, bà cũng đóng góp nhiều ý kiến hay để thế hệ trẻ chúng tôi học hỏi và trưởng thành. Nhìn cách bà sống, cách bà cống hiến cho hoạt động xã hội, chúng tôi được tiếp thêm động lực để cố gắng nhiều hơn nữa”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.