Loạt thủy điện xả tràn, nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh vẫn... “khát nước”

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, khi nhiều nhà máy thủy điện trong cả nước đã mở cửa xả tràn nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa thì mực nước tại các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn rất thấp.

Nhiều nhà máy thủy điện lớn trên cả nước như: Trị An (Đồng Nai); Bắc Hà (Lào Cai); Lai Châu; Trung Sơn (Thanh Hoá); Bản Vẽ, Chi Khê, Khe Bố (Nghệ An)... đã tiến hành mở cửa xả tràn qua đập sau nhiều ngày mưa lớn khiến lượng nước dâng cao.

Loạt thủy điện xả tràn, nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh vẫn... “khát nước”

Nhà máy Thuỷ điện Hố Hô.

Ngược lại, tại Hà Tĩnh, từ tháng 4 lại nay, lượng mưa rất ít nên lưu lượng nước về các hồ chứa của các nhà máy thủy điện không đáng kể. Các nhà máy thủy điện trên địa bàn đã phải “liệu cơm gắp mắm”, nỗ lực điều tiết nguồn nước để tiến hành phát điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hiện nay, cao trình của hồ chứa Nhà máy Thuỷ điện Hố Hô (huyện Hương Khê) chỉ đạt 62,1 mét so với mực nước biển (thấp hơn mực nước chết đến 5,4 mét).

Ông Nguyễn Bá Tuấn – Phó Giám đốc Nhà máy Thuỷ điện Hố Hô cho biết: “Mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, song đơn vị vẫn chủ động cân đối nguồn nước, linh hoạt triển khai các giải pháp kỹ thuật để vận hành trong khả năng. Quy mô nhà máy bao gốm 2 tổ máy phát điện với công suất 7MW/tổ. Nếu trong điều kiện thuận lợi, mỗi ngày 2 tổ máy phát điện vận hành sẽ phát lên lưới điện quốc gia 350.000 kWh. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy chỉ phát được 1 tổ máy với thời gian từ 4 – 5 tiếng/ngày, sản lượng điện phát lên lưới dao động từ 25.000 – 30.000 kWh; tổ máy còn lại đang phải tạm ngừng hoạt động”.

Loạt thủy điện xả tràn, nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh vẫn... “khát nước”

Cao trình của hồ chứa Nhà máy Thuỷ điện Hố Hô hiện chỉ đạt 62,1 mét so với mực nước biển

Lũy kế sản lượng phát lên lưới của Nhà máy Thuỷ điện Hố Hô từ đầu năm đến nay đạt 13,97 triệu kWh (cùng kỳ năm 2022 là 18,5 triệu kWh). Năm 2023, kế hoạch sản lượng điện của nhà máy đạt 37 triệu kWh, tuy nhiên, trong điều kiện nhiều khó khăn hiện nay thì rất khó để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Cũng theo ông Nguyễn Bá Tuấn, Hà Tĩnh đã bắt đầu vào mùa mưa bão. Bởi vậy, bên cạnh chủ động các giải pháp kỹ thuật như: thực hiện thí nghiệm, bảo dưỡng các thiết bị điện, trạm biến áp, cửa van cung, máy phát diezen… nhằm đảm bảo vận hành tốt trong mùa mưa bão; nhà máy đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn cho nhà máy và vùng hạ du trong mọi thời điểm.

Theo đó, các giải pháp được ưu tiên là kiểm tra các hạng mục công trình (2 vai đập, đường lên đập, đường vào nhà máy, kè hạ du...) để có phương án ứng cứu kịp thời; tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi quan trắc, dự báo lượng mưa, cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến của mưa bão có phương án vận hành tối ưu...

Loạt thủy điện xả tràn, nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh vẫn... “khát nước”

Công nhân Nhà máy Thủy điện Hương Sơn vận hành thiết bị.

Theo ghi nhận, trong 5 năm qua thì 2023 là năm mà Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn (xã Sơn Kim 1, Hương Sơn) gặp khó khăn nhất trong vận hành sản xuất, kinh doanh do thiếu nước. Từ tháng 5 đến tháng 8/2023, nguồn nước tại hồ chứa Nước Lạnh giảm trầm trọng, có thời điểm thấp hơn mực nước chết.

Theo ông Ngô Xuân Mạnh - Quản đốc Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn cho hay: “Từ ngày 12/8/2023, lượng nước trong hồ chứa tuy có được cải thiện song cũng chưa đáng kể. Đến thời điểm này, cao trình hồ chứa Nước Lạnh đạt 799,78 mét so với mực nước biển (cao hơn mực nước chết 1,28 mét). Với mực nước này, mỗi ngày nhà máy chỉ phát được từ 10 – 14 tiếng/ngày, sản lượng điện từ 380.000 – 420.000 kWh. Trong khi 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 33MW, nếu phát điện 24/24h thì sản lượng điện phát lên lưới sẽ đạt 780.000 kWh/ngày”.

Loạt thủy điện xả tràn, nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh vẫn... “khát nước”

Lượng nước trong hồ chứa của Nhà máy Thủy điện Hương Sơn tuy có được cải thiện song cũng chưa đáng kể.

Được biết, năm nay, Nhà máy Thủy điện Hương Sơn đặt kế hoạch sản xuất 115 triệu kWh nhưng dự báo khó đạt. Theo đó, luỹ kế từ đầu năm đến ngày 27/8/2023, đơn vị đã sản xuất 42,2 triệu kWh (thấp hơn cùng kỳ 21,8 triệu kWh).

“Những tháng cuối năm 2023, nhà máy tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, tận dụng tối đa nguồn nước về hồ chứa để tiến hành phát điện với công suất tối đa nhằm bù lại sản lượng trong những tháng nắng nóng vừa qua. Ngoài ra, đơn vị đã thực hiện bảo dưỡng định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị máy móc đảm bảo vận hành an toàn; mua sắm thêm các thiết bị dự phòng máy móc như: hệ thống điều khiển, hệ thống phụ trợ khác... để không bị gián đoạn vận hành trong mùa mưa nếu xảy ra sự cố hư hỏng thiết bị”, ông Ngô Xuân Mạnh – Quản đốc Nhà máy Thủy điện Hương Sơn cho biết thêm.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.