(Baohatinh.vn) - Nắng nóng gay gắt nhiều ngày qua khiến hồ chứa Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) gần chạm mực “nước chết”, gây khó khăn cho quá trình vận hành phát điện.
Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn (thuộc Công ty CP Thuỷ điện Hương Sơn) đóng trên địa bàn xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn), có công suất 33 MW với quy mô 2 tổ máy phát điện.
Mực nước hồ chứa của Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn giảm sâu.
Nguồn nước phục vụ sản xuất điện của Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn được lấy từ hồ Nước Lạnh. Theo nhận định, năm nay là năm nhà máy gặp khó khăn nhất trong vận hành sản xuất, kinh doanh do hồ chứa thiếu nước. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, không có nguồn nước mưa bổ sung nên mực nước của hồ Nước Lạnh liên tiếp giảm sâu.
Theo ghi nhận trong ngày 15/7, nguồn nước tại hồ Nước Lạnh đã tiệm cận mực “nước chết”. Cụ thể: Cao trình hồ Nước Lạnh thời điểm này chỉ đạt 798,70 m so với mực nước biển, gần chạm mực “nước chết” (mực nước chết là 798,50 m so với mực nước biển).
Trong bối cảnh khó khăn, Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn phải tính toán, cân đối nguồn nước để chủ động phục vụ sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy vậy, hiện nay, nhà máy chỉ vận hành được 1 tổ máy với sản lượng điện phát lên lưới tầm 70 – 90 MW/ngày (trong khi cùng kỳ năm ngoái nhà máy sản xuất từ 160 – 200 MW/ngày).
Công nhân Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn vận hành tổ máy.
Được biết, từ đầu năm lại nay, Nhà máy Thuỷ điện Hương Sơn đã phát lên lưới điện quốc gia 35,7 triệu kWh (thấp hơn cùng kỳ năm 2022 là 12,2 triệu kWh).
Năm 2022, sản lượng điện của nhà máy phát lên lưới điện quốc gia là 120 triệu kWh. Năm 2023, đơn vị đặt mục tiêu sản xuất 115 triệu kWh điện nhưng với tình hình khó khăn như hiện nay thì khả năng khó hoàn thành kế hoạch.
Trong điều kiện khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục chủ động thích ứng, tăng tốc sản xuất – kinh doanh để sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Để kịp tiến độ thông xe tuyến chính cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh trước ngày 30/4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các nhà thầu đang gấp rút thi công các hạng mục cuối cùng.
Hà Tĩnh đang quyết tâm tháo gỡ những vướng mắc cuối cùng, hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam ngay trong tháng 4/2025.
Quý II/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia với sản lượng điện thương mại dự kiến đạt 1.979 triệu kWh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà đề nghị Công ty Điện lực Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Sau sắp xếp bộ máy, Hải quan Cửa khẩu cảng Vũng Áng đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua cụm cảng lớn nhất Hà Tĩnh nhằm tăng thu ngân sách...
Còn 1 tháng cho thời hạn thông tuyến chính cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh nên hiện nay, nhà thầu đang tập trung tối đa nhân lực, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu cạn cao nhất trên tuyến.
Theo tính toán ban đầu, để đầu tư nâng cấp, cải tạo quốc lộ 1 đoạn qua Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) dài 26 km với quy mô đường đô thị thứ yếu 4 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.540 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh hỗ trợ cài đặt ứng dụng EVNNPC CSKH trên thiết bị di động nhằm mang lại nhiều thuận lợi cho người dân và giảm thiểu tình trạng lừa đảo cài app giả mạo.
Giả mạo thư mời của Chi cục Thuế khu vực XI (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị), đối tượng lừa đảo nhắm đến doanh nghiệp ở TX Kỳ Anh hòng chiếm đoạt thông tin, tài sản.
Dự án mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang nằm trong số các dự án nâng cấp, mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến quốc lộ 1 với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
Quý I/2025, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đạt nhiều kết quả toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội với tổng giá trị sản phẩm 3.448 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 53,4 tỷ đồng.
Các đơn vị liên quan đang phối hợp đẩy nhanh tiến độ dự án đường trục ngang ven biển huyện Thạch Hà (nay là TP Hà Tĩnh) để góp phần hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT-XH.
Sở hữu quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, cơ chế chính sách phù hợp, Hà Tĩnh đã và đang có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp.
Từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) đạt hơn 91 triệu USD (tăng 19,34% so với cùng kỳ năm ngoái), với số thu ngân sách nhà nước đạt hơn 39,2 tỷ đồng.
Các tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông 2 làn xe, 4 làn xe hạn chế cần thiết phải đầu tư mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu vận tải tăng.
Nhiều dự án triển khai ở Hà Tĩnh đang bị thiếu đất san lấp, nhà thầu phải mua ở những vùng khoảng cách vận chuyển xa, đội chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm đánh giá cao các dự án tại TX Kỳ Anh và đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dự án triển khai đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
Nhiều hoạt động hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 được các đơn vị ở Hà Tĩnh triển khai nhằm lan tỏa thông điệp tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, hướng đến tương lai xanh.
Việt Nam đã đạt nhiều cọc mốc và từng bước hoàn thành các cọc mốc để nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam có thể vận hành trước năm 2032.
Tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy để hoạt động hiệu quả, Chi cục Thuế khu vực XI đã đưa số thu ngân sách 3 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Công ty TNHH Vận hành và Kinh doanh MCC Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất.