+ Bài 1: Gia đình mẹ liệt sỹ khốn khổ vì bị nghi nuôi “ma thuốc độc”
+ Bài 2: Tận mắt xem thầy lang bắt "ma thuốc độc"
+ Bài 3: " Ma thuốc độc" chỉ là lời đồn nguy hại!
Thầy lang Hận bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang hành nghề bắt “ma thuốc độc” tại nhà.
Theo tài liệu cơ quan điều tra, Loan và Hận đều bị lực lượng chức năng bắt quả tang đang hành nghề bắt “ma thuốc độc’ tại nhà riêng các đối tượng.
Làm việc với cơ quan chức năng, cả 2 đối tượng đều khai nhận, đã lợi dụng sự mê tín dị đoan, sự thiếu hiểu biết người dân trong vùng để hành nghề bắt “ma thuốc độc” từ lâu. Mục đích, việc hành nghề này là để thu tiền phục vụ chi tiêu cá nhân.
Đối tượng Hận khai việc “bắt bệnh” được thực hiện theo quy trình: xem áo “bệnh nhân”, ngửi mùi, đưa lên tai nghe; cầm áo lắc, dùng đèn pin và kính lúp soi vào người; cho bệnh nhân cầm đũa rồi đọc bệnh... Hầu hết người dân đến đây đều được kết luận mắc “ma thuốc độc”.
“Đồ nghề” và thuốc của thầy lang Hận.
Làm việc thêm với người nhà đối tượng Hận, được biết: Những gói thuốc trừ “ma thuốc độc” được ông “chiết xuất” từ vỏ trấu đốt lên thành tro và thêm một vài loại nguyên liệu khác để “chữa bệnh”.
Mỗi gói thuốc, đối tượng Hận thu của “bệnh nhân” 100 nghìn đồng (thông thường mỗi người đều lấy từ 3 gói trở lên).
Thầy lang Nguyễn Thị Loan tại cơ quan điều tra.
Còn “thầy lang” Nguyễn Thị Loan khai nhận: Mỗi người dân đến nhà khám bệnh thì đối tượng sờ ngón tay, nhìn mắt, nhìn đường chỉ áo..., sau đó kết luận tất cả người đến “khám” đều bị bệnh.
Những gói thuốc đối tượng Loan bán cho người dân được làm từ vỏ quả bòng, cây cỏ, cây tía tô, chè vằng; tất cả được phơi khô và nghiền nhỏ.
Giá mỗi gói “thần dược” được bán 80 nghìn đồng. Mỗi gói uống 2 ngày, phải dùng liên tục trong vòng 6 tháng; riêng trẻ em uống 2 đến 4 tháng.
Nguyên liệu để làm ra thần dược chữa “ma thuốc độc” từ những vỏ cây trong vườn nhà.
Vụ việc đang được Công an huyện Nghi Xuân điều tra mở rộng. Trước mắt, các đối tượng Loan và Hận được cho về nhà, chờ xử lý theo quy định pháp luật.