Lối về hạnh phúc

Nhiều lần mẹ nghĩ, nếu ngày đó kiên trì chút nữa, dịu dàng chút nữa, hẳn đã có thể lay chuyển được ba.

Ảnh mang tính minh họa: Internet
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Hai mươi năm rồi mẹ chưa về xóm cũ, dù vẫn còn nhớ rất rõ gốc huỳnh điệp cổ thụ trước ngõ nhà ông nội.

Ngày xưa, cuộc sống khó khăn mà ngày nào ba cũng say xỉn. Vợ chồng lục đục hoài. Năm con lên sáu, trong một cơn say, ba đập phá đồ đạc trong nhà. Không kiềm chế được, mẹ bỏ về ngoại. Ông ngoại nói con gái đã gả chồng, xấu tốt gì, nhà bên ấy cũng là nhà của mẹ, nên không “chứa”. Mẹ đành lên thành phố, tá túc chỗ trọ của người bạn cũ, nhờ bạn xin việc.

Khi cuộc sống tạm ổn, mẹ trở lại thăm con, muốn đón con về sống chung nhưng không ai đồng ý. Từ đó, hai bên gia đình cắt đứt liên lạc. Rồi mẹ gặp dượng. Dượng đã cưu mang mẹ trong những ngày bơ vơ nơi đất khách quê người, nhưng sau khi em trai con chào đời không lâu, dượng mất vì tai nạn giao thông. Mẹ sống vậy cho đến giờ.

Hồi trẻ, ba mẹ lấy nhau vì tình yêu. Thật lòng, mẹ hối hận bởi sự nông nổi khiến chồng xa vợ, mẹ xa con. Nhiều lần mẹ nghĩ, nếu ngày đó kiên trì chút nữa, dịu dàng chút nữa, hẳn đã có thể lay chuyển được ba. Nghe kể từ ngày ly hôn, ba con cai rượu, lo làm ăn nuôi con và không chịu lập gia đình mới theo ý muốn của ông bà nội. Không ngờ có một ngày ba con giỏi bếp núc, biết gói cả bánh chưng mỗi dịp tết về. Ba thương con bằng tình yêu của cả ba và mẹ. Con à, mẹ có lỗi với hai cha con quá.

Đường về nhà ngoại phải ngang qua nhà nội và rất nhiều nhà anh em họ hàng của ba con. Năm xưa, khi mẹ quyết tâm cắt đứt tình cảm, cả họ nhà nội đã chỉ trích nặng nề. Mặc cảm tội lỗi khiến nhiều năm qua mẹ không dám đi con đường ấy, dù đôi lần rất muốn thấy con gái đã ra dáng thiếu nữ như thế nào. Một quyết định vội vàng thời trẻ khiến mẹ chưa bao giờ yên ổn tâm hồn trong suốt những năm qua.

Giờ đây, con sắp lấy chồng. Mẹ mừng vì tin tưởng con rể là chàng trai tốt. Chính cậu trai ấy đã làm cầu nối cho mẹ và con, khuyên con liên lạc với mẹ, mời mẹ về dự lễ cưới. Mẹ mong sau lần hội ngộ này, hai mẹ con mình gắn bó với nhau nhiều hơn. Con gái, hãy tha thứ cho mẹ.

Nhờ có con, mẹ đã được đi trên lối xưa, đã có thể lên tiếng chào người quen cũ. Cây huỳnh điệp lớn hơn nhiều so với sự tưởng tượng của mẹ. Mọi thứ đều thay đổi. Mái lá nâu của ông bà nội đã trở thành ngôi nhà hai tầng khang trang. Không ngờ ba của con chuyển sang đam mê cây cỏ hoa lá. Nhìn vườn xanh cây cảnh với từng dãy chậu thẳng hàng, mẹ phục ba con quá.

Ba mẹ sẽ sát cánh bên nhau, chung lòng lo đám cưới của con. Dù đã lớn khôn, nhưng hãy cho mẹ cơ hội để yêu thương, bù đắp cho con từ đây về sau, con nhé. Mẹ biết ơn con, vì con chính là lối về của mẹ.

Theo phunuonline.com.vn

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin.