Lợn hơi tăng giá chóng mặt, Bộ NN&PTNT ra công văn hỏa tốc

Giá lợn hơi tại nhiều địa phương hiện đang dao động ở mức 54.000- 55.000 đồng/kg. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, lợn hơi hiện nay tăng quá cao và diễn biến phức tạp.

Theo ghi nhận, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc như Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình… đang ở mức cao, dao động từ 54.000-56.000 đồng/kg.

Ở các tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An giá thịt lợn hơi dao động ở mức 55.000 đồng/kg. Tại các tỉnh phía Nam, giá lợn hơi đang dao động từ 46.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg. So với năm 2017, giá thịt lợn hơi ở thời điểm hiên tại đã tăng 200%.

Lợn hơi tăng giá chóng mặt, Bộ NN&PTNT ra công văn hỏa tốc

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số giải pháp ổn định nguồn cung mặt hàng thịt lợn.

Theo Bộ NN&PTNT thị trường và ngành chăn nuôi lợn đang trên đà hồi phục và phát triển tốt, tuy nhiên giá lợn xuất chuồng hiện nay tăng quá cao và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến chỉ số tiêu dùng (CPI) và tiềm ẩn nguy cơ gây phá vỡ các cân đối của ngành hàng thịt lợn trong thời gian tới là khó tránh khỏi.

Theo đánh giá của ngành thống kê và chăn nuôi, nguồn cung lợn thịt trong sản xuất có giảm so với cùng kỳ năm 2017 trong các tháng đầu năm 2018, nhưng số lượng không lớn, cụ thể sản lượng thịt lợn giảm khoảng 1,2% trong Quý 1, sang Quý 2 đã hồi phục tăng khoảng 0,4% và dự kiến tăng 1,5-2% vào Quý 3, Quý 4 do đầu tháng 4 thị trường có dấu hiệu khả quan nên người chăn nuôi thâm canh tăng năng suất, nuôi vỗ béo và nuôi sinh sản sẽ làm tăng nguồn cung thịt lợn cho thị trường các tháng cuối năm.

Về giá lợn hơi trong nước hiện đang thuộc nhóm cao trong khu vực và hoàn toàn do thị trường trong nước và người chăn nuôi chi phối. Khác với nhiều năm, giá lợn hơi hiện tăng cao ở khu vực nông thôn, chợ cóc khu vực giết mổ nhỏ lẻ, do thợ mổ ở khu vực này không có điều kiện tiếp cận được với những cơ sở chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp nguồn cung chính mặt hàng lợn thịt hiện nay càng làm cho giá lợn thịt cục bộ ở nhiều nơi tăng cao, gây lan tỏa tâm lý thị trường đang thiếu nguồn cung lợn thịt và kéo giá lợn thịt cả nước lên cao.

Do đó, Bộ NN&PTNT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành thống kê quy mô đàn nái hiện có và đầu lợn, sản lượng lợn thịt dự kiến trong từng tháng từ nay đến tháng 2/2019, so sánh với cùng kỳ năm 2017, gửi báo cáo về Cục Chăn nuôi để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Thông tin thường xuyên và đầy đủ về giá cả thị trường và nguồn cung lợn thịt; tuyên truyền để người chăn nuôi và thương lái biết và cùng có trách nhiệm ổn định thị trường, ngành hàng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng như: không đẩy giá lợn vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg, xuất lợn đúng tuổi, đúng khối lượng, không đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá và tuyệt đối không để các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn làm giá.

Đồng thời triển khai các biện pháp bình ổn giá thịt lợn và khuyến cáo người tiêu dùng chuyển đổi cơ cấu tiêu dùng thực phẩm phù hợp hơn với nguồn cung thực phẩm trong nước, vì hiện nay sản phẩm thịt, trứng gia cầm, nhất là gà vườn, vịt thịt trong sản xuất đang rất nhiều, chất lượng tốt và giá cả phải chăng.

Kiểm tra kỹ và có biện pháp kịp thời hỗ trợ công tác phòng dịch, nhất là vấn đề sử dụng vắc-xin cho đàn lợn nái trên địa bàn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc lưu thông các loại gia súc, gia cầm, nhất là đối với mặt hàng thịt lợn trên địa bàn.

Trước đó, theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá lợn hơi tăng trở lại và giữ ở mức cao trong tháng 5-6-7 có lợi cho người sản xuất đã thúc đẩy người chăn nuôi thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng. Do đó giá lợn hơi trong nước sẽ giảm dần trong các tháng cuối năm, do nguồn cung ra thị trường tăng cao. Nguồn cung thịt lợn sẽ cao hơn từ tháng 8 đến tháng 12/2018.

Theo Infonet

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.