Sau khi kích vào đường link do kẻ giả danh người mua hàng gửi, chị H. (Hương Khê, Hà Tĩnh) tá hỏa phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất hơn 80 triệu đồng.
Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.
Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tinh bột nghệ và mật ong đều là những thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh. Khi kết hợp 2 loại này lại với nhau sẽ tạo ra thức uống tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được.
Nhiều năm nay, nghề nuôi ong lấy mật là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người dân xã Đức Lạng (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Đặc biệt, vùng bán sơn địa với lợi thế diện tích vườn đồi và cây ăn quả lớn đã tạo cho mật ong ở đây có hương vị riêng, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tinh bột nghệ và mật ong đều được biết đến là những nguyên liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc khoẻ. Nhưng sử dụng thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn người dân, tổ hợp tác (THT) và các hợp tác xã (HTX) áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm mật ong ra các thị trường lớn.
Nghề nuôi ong ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) không phải là nghề mới và những hộ nuôi có quy mô không nhiều, chủ yếu nhỏ lẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, được chính quyền các cấp quan tâm nên số lượng đàn ong trên địa bàn ngày càng tăng lên, đưa đến cho người dân nguồn thu nhập ổn định.
Với lợi thế vùng đồi núi có nhiều loại hoa rừng tự nhiên, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tận dụng, phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đồng thời, xây dựng thương hiệu mật ong Hương Sơn.
Một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị cho các sản phẩm trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số.
Theo các hộ nuôi ong ở Vũ Quang (Hà Tĩnh), năm nay, ước tính sản lượng mật thu được trên toàn huyện đến cuối vụ đạt hơn 80 tấn, tăng 20 tấn so với năm ngoái.
Trong điều kiện vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch bệnh, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tiến tới mục tiêu có thêm 7 sản phẩm OCOP và nâng hạng sao cho 4 sản phẩm.
Hiện đã có 37 sản phẩm của HTX Hà Tĩnh đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao. Đây là chiếc “vé thông hành” giúp các HTX tạo liên kết chuỗi giá trị, tăng sức tiêu thụ.
Từ xuất phát điểm với 4 đàn ong, Đậu Khắc Mạnh (SN 1956, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển lên gần 100 đàn, cho thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm.
Những ngày này, người nuôi ong ở các xã vùng trà sơn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang tập trung thu gom lứa mật cuối cùng của mùa xuân. Thời tiết thuận lợi, nguồn hoa dồi dào, bà con đang có mùa bội thu từ gần 1.000 đàn ong được nuôi tự nhiên.
Gà nướng lá mắc mật với vị béo ngậy của thịt gà cùng với vị ngọt ngọt, chua chua hấp dẫn của lá mắc mật chắc chắn sẽ chiều lòng những thành viên khó tính nhất trong gia đình bạn!
Nuôi ong theo chuẩn VietGAP; đầu tư máy móc tinh chế hiện đại; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chuyên nghiệp...là cách làm hiệu quả của HTX mật ong Cường Nga ở Sơn Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), góp phần giải “bài toán” tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi ong.
Công việc lấy mật ong rừng trên những vách núi cao hàng chục mét ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc không dành cho những người yếu tim do người thợ phải chấp nhận liều mạng treo mình trên thang dây, đối mặt với bầy ong dữ và bị đốt liên tục.
Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 của trung ương và của tỉnh, từ hôm nay đến ngày 20/5, Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh tổ chức kiểm ra, thẩm định các mô hình, sản phẩm, dịch vụ điểm OCOP năm 2019.
Trên hành trình triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã và đang xây dựng, phát triển một số sản phẩm chủ lực nổi tiếng của địa phương như: Nhung hươu, cam bù, mật ong… nhằm tạo sự bứt phá, gia tăng giá trị.
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có khoảng 1.000 hộ tham gia nuôi ong lấy mật với khoảng 6.500 đàn ong. Năm 2019 này, toàn huyện ước thu về hơn 60 tấn mật ong, trị giá gần 10 tỷ đồng.
Bên cạnh sản phẩm chủ lực là các giống cam đặc sản, Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 2 còn có sự góp mặt của nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Hà Tĩnh như nhung hươu, trầm hương, mật ong, trầm cảnh…
Thời tiết thay đổi thất thường, sáng nắng chiều mưa khiến cho bé dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn phòng tránh cảm lạnh cho bé trong mùa mưa này.
Thời gian gần đây, ở những cánh rừng trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân thường săn ong để thuần hóa, nuôi lấy mật. Cái hay của nghề săn ong là được chiêm nghiệm tính kỷ luật, lao động cần cù của loài ong và được hòa mình vào thiên nhiên, nghe tiếng thở của núi rừng…
Nghề nuôi ong lấy mật hiện đang đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng trăm hộ gia đình xã Sơn Quang (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Tính ra, trung bình, 1 tổ ong cho thu nhập giá trị bằng 2 sào lúa.
Lực lượng bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Hương Quang phát hiện, xử lý 5 người xâm nhập rừng trái phép để đốt ong lấy mật.