Hà Tĩnh lựa chọn 4 sản phẩm OCOP chỉ đạo điểm trung ương

(Baohatinh.vn) - Thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 của trung ương và của tỉnh, từ hôm nay đến ngày 20/5, Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh tổ chức kiểm ra, thẩm định các mô hình, sản phẩm, dịch vụ điểm OCOP năm 2019.

Hà Tĩnh lựa chọn 4 sản phẩm OCOP chỉ đạo điểm trung ương

Đoàn kiểm tra, thẩm định mô hình nuôi ong lấy mật tại gia đình thành viên HTX nuôi ong Ân Phú (Vũ Quang)

Theo kế hoạch, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra, soát xét 32 mô hình, sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn trong số 90 mô hình, sản phẩm do các huyện đề xuất. Sau khi kiểm tra, đánh giá 32 mô hình, sản phẩm, dịch vụ, đoàn sẽ lựa chọn 4 sản phẩm chỉ đạo điểm trung ương và 10 sản phẩm chỉ đạo điểm của tỉnh.

Trong ngày đầu (15/5), đoàn đã tiến hành kiểm tra các mô hình, sản phẩm, dịch vụ: HTX nuôi ong Ân Phú, HTX sản xuất và kinh doanh cam Hương Thọ (Vũ Quang), HTX sản xuất mật ong Hương Bưởi, HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ Thọ Nga, HTX bưởi Phúc Trạch và dịch vụ tổng hợp Phát Lộc (Hương Khê).

Hà Tĩnh lựa chọn 4 sản phẩm OCOP chỉ đạo điểm trung ương

Đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất trầm hương của anh Nguyễn Chí Thành, xã Phúc Trạch (Hương Khê)

Đây là những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang, Hương Khê đã có thương hiệu trên thị trường, quy mô sản xuất lớn, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, đến nay, việc phát triển các sản phẩm theo chuỗi, gia tăng giá trị trên từng sản phẩm còn hạn chế; mẫu mã bao bì chưa bắt mắt, thị trường tiêu thụ không ổn định; nguồn vốn xây dựng, phát triển sản phẩm, thương hiệu còn khó khăn…

Hà Tĩnh lựa chọn 4 sản phẩm OCOP chỉ đạo điểm trung ương

Đại diện HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ Thọ Nga (Hương Khê) bày tỏ mong muốn được hướng dẫn, hỗ trợ về xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Tại buổi kiểm tra, làm việc với đoàn công tác, các chủ mô hình, HTX cơ bản nắm rõ mục đích, ý nghĩa của việc tham gia Chương trình OCOP, đồng thời bày tỏ mong muốn được hướng dẫn, hỗ trợ về xây dựng, quảng bá thương hiệu, qui trình sản xuất, đưa các sản phẩm tham gia vào Chương trình OCOP điểm của tỉnh, của trung ương.

Năm 2019, Hà Tĩnh đặt mục tiêu có ít nhất 60 sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; có tối thiểu 25 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP (trong đó hoàn thiện và chuẩn hóa tối thiểu 20 sản phẩm, phát triển mới tối thiểu 5 sản phẩm); có ít nhất 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Củng cố, nâng cấp tối thiểu 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện Chương trình OCOP; phát triển mới tối thiểu 10 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.