Một bệnh nhân Hà Tĩnh nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”

(Baohatinh.vn) - Bác sỹ Hoàng Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và phát hiện một bệnh nhân bị mắc bệnh Whitmore – căn bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn “ăn thịt người”.

Một bệnh nhân Hà Tĩnh nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”

Bệnh nhân Đ.X.H. được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Theo đó, bệnh nhân Đ.X.H. (61 tuổi, ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, cách đây 1 tuần bị sốt cao liên tục, ngón 2 bàn chân phải có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi và được người nhà đưa vào điều trị tại Khoa Nội tiết – Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vào ngày 9/9/2019.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có diễn biến nặng dần: Sốt cao, rét run, huyết áp tụt, sau khi hội chẩn liên khoa, được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp.

Tại Khoa Hồi sức tích cực, các bác sỹ chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore).

Mặc dù được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp, nhưng bệnh nhân đáp ứng chậm với quá trình điều trị, vẫn sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng nặng do vậy bệnh viện đã tiến hành làm thủ tục chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Bác sỹ Võ Hoài Nam - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết: Bệnh nhân H. có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, biến chứng loét ngón 2 bàn chân phải nhưng vẫn làm việc đồng áng và tiếp xúc với bùn đất mà không có phương tiện bảo hộ nên đã bị vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập mà không biết.

Một bệnh nhân Hà Tĩnh nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”

Ngón 2 bàn chân phải của bệnh nhân H. có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi do bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei

Bệnh whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là một vết xây xát nhỏ nhưng khi được tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn whitmore thì nguy cơ bạn bị nhiễm trùng, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... - bác sỹ Nam cho biết thêm.

Tin liên quan:

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.