Mưa lũ liên miên, rau xanh vừa đắt vừa hiếm!

(Baohatinh.vn) - 7.000 đồng một bó rau khoai, 10.000 đồng một bó rau cải, song, vấn đề là người tiêu dùng không có nhiều chọn lựa khi rau xanh đã đắt lại còn hiếm. Trong khi đó, ở các vùng sản xuất, những đồng rau vụ đông vẫn chưa thể phục hồi...

Rau xanh tăng giá…

Dạo quanh các khu chợ vào giờ cao điểm, không còn phong phú như bình thường, các sạp hàng rau chỉ vài loại, chủ yếu là củ, quả, còn rau xanh nếu không phải nguồn hàng từ miền Bắc thì khó tìm ra mớ rau được sản xuất trong tỉnh. Nhất là các loại rau gia vị, người tiêu dùng phải chấp nhận những mớ dập nát, cong queo.

mua lu lien mien rau xanh vua dat vua hiem

Giá mặt hàng rau xanh đã bắt đầu “nhích” từ nhiều tuần nay

Chị Trần Thị Linh, khách hàng ở chợ Bắc Hà cho biết: “Ngày thường thì nó là hàng thải, chứ vào ngày mưa gió thế này là hàng hiếm đấy. Có hôm, tôi tìm cả chợ chẳng có bó rau răm nào”.

Còn bà Lê Thị Thiều (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) đã quen ăn các loại rau sản xuất ở địa phương nên mấy ngày nay, thay vì dùng rau xanh, bà chuyển sang bầu, bí, nhất quyết không mua hàng không rõ nguồn gốc. “Các loại rau cải, cần, bắp cải vẫn có nhưng chủ yếu là từ các xe miền Bắc chuyển về. Gia đình tôi đã quen ăn sản phẩm từ những vùng sản xuất lân cận TP Hà Tĩnh như: Thạch Môn, Thạch Hạ, Thạch Linh…, bây giờ không có thì tạm thời nhịn” - bà chia sẻ.

Đã hiếm lại còn đắt, giá mặt hàng rau xanh đã bắt đầu “nhích” từ nhiều tuần nay. Hiện tại, mỗi bó rau khoai ở các chợ dao động từ 5.000 - 7.000 đồng/bó, mùng tơi 5.000 đồng/lạng, rau muống 7.000 đồng/bó, rau cải 7.000 – 10.000 đồng/bó; còn các loại rau gia vị cũng tăng 1,5-2 lần.

Chị Nguyễn Thị Hoài, tư thương nhỏ ở một chợ xép cho hay: “Củ, quả thì dễ mua vì nhập lại hàng xe từ các tỉnh phía Bắc hoặc từ Đà Lạt ra, còn những loại rau ăn lá thì tôi thường lấy của địa phương. Đợt này, mưa kéo dài, bà con không có thu hoạch nên rất khó lấy. Mỗi buổi sáng, tôi chỉ nhập về được khoảng dăm bó rau muống và 5-6 bó rau khoai, rau gia vị thì lúc có lúc không”.

Sản xuất khó khăn…

Vào thời điểm này mọi năm, chị Trần Thị Hà (thị trấn Đức Thọ) đã bận rộn với các mối sỉ, lẻ cho đồng rau của mình. Nào là mối chợ Hôm, mối ra tận Vinh, lúc nào vùng sản xuất rau do chị làm chủ cũng phong phú các loại. Cũng đồng đất ấy, chỉ khác là năm nay phần đất trống chiếm phần nhiều.

mua lu lien mien rau xanh vua dat vua hiem

Thời tiết mưa nhiều khiến việc làm đất của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn.

Chị Hà chia sẻ: “Đáng lẽ, tổ hợp tác của tôi đã có cải bắp, cải củ bán ra thị trường rồi. Trước thu hoạch thì gặp trận lụt, chúng tôi vừa làm lại đất để chuẩn bị gieo trỉa thì gặp mưa nên tiến độ chậm lại. Hiện tại, chỉ mới gieo được 2 sào cải bắp trong nhà lưới, còn ngoài trời thì đất ướt quá nên khó làm lắm!”.

Tổ hợp tác của chị Hà khá thuận lợi khi có mấy trăm m2 nhà lưới, sau thiệt hại của trận lụt trước, chị “nảy ra” sáng kiến vun luống cao hẳn để tránh lụt. Thế mà cũng chật vật lắm mới “níu” được vụ đông. “Chúng tôi vun cao từng luống, rồi đan tre thành vồng, che kín lại bằng lưới đen để tránh mưa. Tuy tốn công, tốn của nhưng như thế mới có cơ hội bảo vệ được rau vụ đông”.

Lũ chồng lũ, trận lụt trước vừa cướp mất thành quả của người trồng rau ở Thạch Trị sau 1 tháng bắt tay sản xuất vụ đông thì mưa tiếp tục ngâm nhão thớ “đất vàng”. Chị Lê Thị Vân - cán bộ khuyến nông xã Thạch Trị cho biết: Mấy năm nay, khoai lang đưa lại thu nhập cao cho người nông dân. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, xã cơ cấu 60 ha khoai lang, thế nhưng, mới sản xuất được một nửa thì mưa lụt, khả năng mở rộng loại cây trồng này là không thể vì thời vụ đã hết. Hiện tại, xã đang động viên bà con mở rộng sản xuất rau cải, cải củ để có thu nhập vào dịp trước tết. Tính ra, từ đầu vụ đông đến nay, mỗi sào khoai lang đã cho thu nhập gần 10 triệu đồng, giá càng về sau càng cao, nhập tại ruộng 4.000 đồng/bó; rau cải cũng bắt đầu cho thu hoạch, mỗi bó 5.000 đồng.

Diện tích rau vụ đông kể từ ngày 12/10 (trước đợt lũ lụt trước) gần như chưa tăng thêm. Thậm chí, những diện tích bà con đã làm đất vào thời điểm giữa 2 cơn lũ cũng đã hết những trận mưa lớn mà phải rất lâu lắm mới có thể canh tác trở lại…

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.