Cơ quan Lưu trữ quốc gia của Mỹ ngày 17/11 đã công bố một bộ hồ sơ mới - gồm 10.744 tài liệu - liên quan tới vụ ám sát cựu Tổng thống John F. Kennedy hồi năm 1963, trong đó có nhiều chi tiết chưa từng được biết tới.
Đây là lần thứ 5 trong năm nay, Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ công bố các hồ sơ mật được nhiều người quan tâm này.
Tổng thống John F.Kennedy tại Nhà Trắng ở Thủ đô Washington, Mỹ ngày 24/10/1962. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ, bộ hồ sơ mới công bố dày khoảng 5 triệu trang, với 8.336 tài liệu được công bố hoàn toàn, trong khi 2.408 tài liệu chỉ được công bố một phần, để bảo vệ danh tính của các cá nhân liên quan, cũng như các nguồn tin tình báo và an ninh quốc phòng. Trong bộ hồ sơ này có 144 tài liệu được công bố lần đầu tiên.
Việc công bố hồ sơ về vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy (khi đó 46 tuổi) được thực hiện theo đạo luật được ký ngày 26/10/1992, dưới thời Tổng thống George H. W. Bush. Đạo luật này yêu cầu tất cả các tài liệu liên quan tới vụ ám sát sẽ phải được công bố trong vòng 25 năm, trừ khi tổng thống cho rằng điều đó có thể gây nguy hại tới tình báo, việc thực thi pháp luật, các chiến dịch quân sự hay các mối quan hệ quốc tế.
Khi thời hạn 25 năm nêu trên kết thúc vào ngày 26/10 vừa qua, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tuyên bố ông "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài việc phải chấp thuận yêu cầu của một số cơ quan chính phủ theo đó tiếp tục giữ kín một số tài liệu nhất định trong hồ sơ mật này. Tuy nhiên, ông đưa ra thời hạn chót đến tháng 3/2018 để các cơ quan chính phủ này giải trình với Cơ quan Lưu trữ quốc gia về việc tại sao các tài liệu nêu trên cần phải biên tập lại.
Theo các thông tin do Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng và một ủy ban của Hạ viện phụ trách điều tra cái chết của vị tổng thống 46 tuổi Kennedy công bố trước đó, vụ ám sát xảy ra tại thành phố Dallas thuộc bang Texas của Mỹ ngày 22/11/1963. Ủy ban điều tra khẳng định vụ ám sát do một mình sát thủ Lee Harvey Oswald thực hiện. Hai ngày sau khi thực hiện vụ ám sát, Lee Harvey Oswald đã bị Jack Ruby - một chủ hộp đêm - bắn chết khi đang bị áp giải tới nhà tù.
Tuy nhiên, kết luận chính thức của ủy ban trên không làm giảm đi những đồn đoán rằng có một âm mưu lớn hơn đằng sau vụ ám sát vị tổng thống thứ 35 của nước Mỹ. Hàng trăm cuốn sách và bộ phim ra đời sau đó đã càng làm gia tăng thuyết âm mưu này, trong đó nhằm thẳng vào các đối thủ thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ như Liên Xô và Cuba, hay các tổ chức mafia và cả Phó Tổng thống Lyndon Johnson dưới thời ông Kennedy.
Ngày 20/2, Thái Lan đã cho 50 người Trung Quốc xuất cảnh về nước sau khi tiếp nhận số người này từ Myanmar. Đây là nhóm người Trung Quốc đầu tiên trong tổng số dự kiến 600 người sẽ về Trung Quốc trong thời gian sắp tới.
Ba năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết. Từ những trận đánh khốc liệt đến những nỗ lực hòa giải chưa mang lại kết quả, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề.
Khám xét nhà đối tượng, cảnh sát đã phát hiện nhiều cuốn sách Hồi giáo và bản phác thảo các vụ tấn công nhằm vào một nhà ga và các nhân viên cảnh sát bằng dao.
Ngày 18/2, quan chức của Mạng lưới Quốc gia Bảo vệ Nhân quyền Marie Rosy Auguste Ducena xác nhận ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vũ trang tại khu vực gần Đại sứ quán Mỹ ở Haiti.
Lực lượng chức năng Lào đã triệt phá 9 băng nhóm chuyên thực hiện lừa đảo thông qua mạng viễn thông, bắt giữ 1.460 nghi phạm tại Đặc khu kinh tế Tam giác Vàng trong năm 2024.
Viện trưởng Viện Công tố Brazil cho hay cựu Tổng thống Jair Bolsonaro đã biết và đồng ý với kế hoạch đầu độc người kế nhiệm, một phần trong âm mưu đảo chính để duy trì quyền lực.
Theo hồ sơ của Nhà Trắng, ông chủ Tesla Elon Musk là nhân viên chính phủ đặc biệt nhưng không phải là chính thức và là "cố vấn cấp cao cho tổng thống."
Nhà Trắng vừa làm rõ vai trò của Elon Musk trong chính quyền ông Trump, theo đó tỉ phú này chỉ là cố vấn cấp cao cho Tổng thống Trump, không phải người lãnh đạo Ban Hiệu suất chính phủ (DOGE).
Tám đối tượng đột nhập bất hợp pháp lên giàn khoan Zaap Delta-D, một phần của khu tổ hợp Ku Maloob Zaap - một trong những mỏ dầu chính của Mexico trên Vịnh Mexico.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Mulawarman ở Samarinda và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Indonesia (YKAN) thông báo đã phát hiện một loại cây bản địa có tiềm năng đáng kể trong việc điều trị ung thư và tiểu đường.
USAID cảnh báo trong vòng 5 năm tới, số ca tử vong do AIDS có thể tăng gấp 10 lần, lên đến 6,3 triệu người; số ca nhiễm HIV mới có thể tăng lên 8,7 triệu, do Mỹ đình chỉ viện trợ nước ngoài.
Indonesia dự kiến sẽ ra mắt Danantara - công ty đầu tư siêu cấp do nhà nước sở hữu, tương đương với Temasek của Singapore - vào ngày 24/2 tới sau nhiều lần trì hoãn.
Mỹ đang trải qua mùa cúm được các chuyên gia đánh giá là bất thường, tỷ lệ nhập viện vượt Covid-19 thời đại dịch, nhiều cơ sở y tế quá tải và nhiều bệnh nhân nặng.
Nhắc lại một sự việc đau lòng cách đây gần 2 tuần, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper khuyến cáo người Việt không tin vào những lời hứa hẹn của bọn buôn người để vượt biên và vỡ mộng.
Người phát ngôn EPA Molly Vaseliou tuyên bố: "EPA đã sa thải 388 nhân viên thử việc sau khi rà soát kỹ lưỡng các chức năng của cơ quan theo sắc lệnh của Tổng thống Trump."
WHO kêu gọi các nước châu Âu dán nhãn cảnh báo ung thư rõ ràng và nổi bật trên đồ uống có cồn, tương tự như nhãn cảnh báo trên thuốc lá nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ ung thư do rượu gây ra.
Saudi Arabia hoan nghênh cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời bày tỏ sẵn sàng đăng cai cuộc gặp thượng đỉnh của Mỹ - Nga tại nước này.
Mỹ đưa 119 người di cư với nhiều quốc tịch như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đến Panama, theo thỏa thuận để đất nước Trung Mỹ làm điểm dừng chân cho người bị trục xuất.
Ngày 11/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt một nền tảng mới cung cấp thuốc điều trị ung thư miễn phí cho hàng nghìn trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.