Nắng to, Can Lộc lại lo nước tưới

(Baohatinh.vn) - Thời điểm hiện tại, mực nước ở các hồ đập lớn trên địa bàn Can Lộc - Hà Tĩnh đạt cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, với diện tích tưới rộng, có đến 22 xã không được tưới hoàn toàn từ hồ chứa, thì các phương án chống hạn vẫn phải chủ động sớm…

Nắng to, Can Lộc lại lo nước tưới

Dung tích hồ Vực Trống (Phú Lộc) đang ở mức 9,6 triệu m3, đạt gần 95% thiết kế

Một trong những điểm thuận lợi nhất của vụ hè thu năm nay là khi những đợt tưới vụ xuân kết thúc, dung tích các hồ chứa lớn trên địa bàn vẫn ở mức 64 - 98%, tiên lượng đảm bảo đủ cung cấp cho hơn 9.100 ha lúa trong vụ hè thu 2018.

Ông Phan Anh Đức - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Can Lộc cho biết: “Do thời tiết cuối năm 2017 mưa nhiều, gần như các hồ chứa đã tích lượng nước lớn để phục vụ sản xuất từ vụ xuân và dành đủ nước cho hè thu. Từ tháng 6 này, theo dự kiến, nguồn nước từ hồ Ngàn Trười đổ nước về qua kênh Linh Cảm, sẽ tạo nguồn nước tưới cho các trạm bơm, giải quyết tình trạng khô hạn cục bộ, nhất là ở các xã cuối kênh”.

Nắng to, Can Lộc lại lo nước tưới

Trên địa bàn Can Lộc, chỉ 1 xã phụ thuộc 100% nước tưới từ hồ chứa, 91% xã phải tưới từ cả hồ chứa và trạm bơm

Tuy nhiên, cũng theo ông Đức, bản đồ tưới thủy lợi của Can Lộc khá đặc thù. Các hồ chứa chỉ đảm bảo tưới theo phân khu từng vùng, chỉ duy nhất 1 xã (Phú Lộc) là dùng trọn 100% nước từ hồ chứa, 1 xã (Thường Nga) dùng 100% nước từ trạm bơm Linh Cảm, 21 xã còn lại vừa dùng nước trạm bơm, vừa dùng nước hồ chứa. Thời gian hè thu gấp gáp, thời vụ gần như cùng một thời điểm, linh hoạt giữa lịch thời vụ và lịch điều tiết cũng là bài toán không đơn giản!

Nắng to, Can Lộc lại lo nước tưới

Hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu sẽ đáp ứng đủ cho 4 xã thuộc vùng tưới trong vụ hè thu 2018

Hồ Vực Trống (Phú Lộc) cung cấp nước tưới cho 10 xã, vào thời điểm hiện tại, dung tích đạt 8,15 triệu m3 (85% so với thiết kế). Mực nước này đang cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017. Anh Nguyễn Viết Sơn (thôn Trà Sơn, xã Phú Lộc) cho hay: “Ở ngay cạnh hồ chứa, thế mà có năm diện tích sản xuất của thôn vẫn thiếu nước. Năm nay, nước dồi dào, bà con chúng tôi cũng đỡ lo hơn. Chỉ lo, lúc mở cống đẩy nước về các xã miền xuôi, nếu không điều tiết hợp lý thì cuối kênh đủ nước gieo cấy, còn vùng phía trên như chúng tôi lại ngập úng”.

Nắng to, Can Lộc lại lo nước tưới

Đơn vị quản lý cần điều tiết hợp lý hồ Vực Trống, tránh đủ vùng dưới, ngập úng vùng trên

Còn khoảng 1 tuần nữa, Xuân Lộc sẽ bước vào thu hoạch lúa xuân. Để thu hoạch nhanh, gọn, xã chỉ đạo tháo nước ở chân ruộng vùng trũng, tạo điều kiện sử dụng máy gặt đập, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ hè thu.

Tuy vậy, là xã nằm cuối kênh, việc có đảm bảo được thời vụ theo kế hoạch hay không phải phụ thuộc vào nước tưới. Ông Thái Đăng Định - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lộc cho biết: “Nước tưới của xã phụ thuộc vào sông Ba Nái, bơm về hệ thống 15 trạm bơm để ra đồng. Những năm gần đây, do quá trình bồi lắng, bèo trôi nên khả năng cấp nước mùa hạn hạn chế. Nếu thời tiết không mưa nhiều, giỏi lắm nguồn nước chỉ đảm bảo được khoảng 1 lượt tưới".

Nắng to, Can Lộc lại lo nước tưới

Sông Ba Nái bị bồi lắng, bèo "tấn công" khiến cho việc cấp nước về đồng ruộng ở xã Xuân Lộc gặp khó khăn

Bơm luân phiên, ưu tiên vùng cao cạn trở thành giải pháp hàng đầu, Xuân Lộc đã sẵn sàng phương án 2, phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh để bơm tạo nguồn từ trạm Linh Cảm, đẩy nước về đồng ruộng.

Dự kiến, trước 15/6, Can Lộc sẽ “khép” thời vụ xuống giống hè thu 2018. Sẵn sàng phương án, nâng cấp hạ tầng thủy lợi, Can Lộc tiếp tục tập trung huy động toàn dân ra quân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương, để công tác bơm tưới đạt hiệu quả cao, phục vụ sản xuất.

Đọc thêm

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.