(Baohatinh.vn) - Ngay trong đêm lũ quét tràn qua, toàn bộ trang trại chăn nuôi tổng hợp của ông H. gần như mất trắng. Không riêng gia đình ông H., nhiều hộ trong thôn T. cũng thiệt hại nặng nề. Ngay trong lũ, UBND xã chỉ đạo các thôn lập danh sách các hộ bị thiệt hại và mức độ thiệt hại để báo cáo cấp trên.
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau, hoa, quả Gia Lâm hỗ trợ giống cây cho bà con vùng lũ huyện Vũ Quang
Một số tập thể và cá nhân đã đến trao quà ủng hộ, giúp đỡ đồng bào vùng lũ. Thôn T. bị thiệt hại nhiều nhất so với các thôn trong xã nên được ưu tiên nhận quà ủng hộ trước. Ai cũng thấy cấp ủy, chính quyền và ban cán sự thôn phân phối quà ủng hộ như thế là hợp lý, thôn mình, nhà mình thiệt hại ít hơn, nên nhường cho những nơi bị thiệt hại nhiều. Tuy mỗi phần quà không lớn (một hộp mì tôm) nhưng những người như gia đình ông H. cảm thấy ấm áp vì được cộng đồng quan tâm lúc khó khăn.
Hôm sau, có đoàn khác đến trao quà, lần này đến lượt những gia đình bị thiệt hại ít hơn. Thế nhưng, mỗi suất quà là 1 triệu đồng tiền mặt. Thế là nảy sinh mâu thuẫn giữa ban cán sự thôn và những gia đình bị thiệt hại, cho rằng, cán bộ phân phối không công bằng, người bị thiệt hại nhiều được giúp đỡ ít!
Rút kinh nghiệm từ thôn của ông H., thôn B. (được nhận quà sau) đưa ra “sáng kiến” là tất cả bà con sau khi nhận quà xong nộp lại cho thôn, sau đó, ban cán sự thôn phân chia lại, theo nguyên tắc gia đình thiệt hại nhiều được nhận nhiều. Tưởng làm như thế là công bằng, hợp lý, ai ngờ, có người đã báo cho lãnh đạo cấp trên rằng: cán bộ thôn bắt người dân nộp lại quà của các đơn vị và cá nhân đến tài trợ cho họ! Thế là cán bộ xã bị phê bình thiếu kiểm tra giám sát, cán bộ thôn bị kiểm điểm làm việc tùy tiện…
Từ câu chuyện thực tế trên, thiết nghĩ, các đơn vị và các nhà hảo tâm nên thay đổi cách thức ủng hộ. Theo tôi, tất cả các phần quà nên tập trung về một mối (Mặt trận Tổ quốc tỉnh). Cơ quan được giao tiếp nhận sẽ phân phối một cách công bằng theo mức độ thiệt hại. Nếu tập thể, cá nhân nào cần trao số quà giúp đỡ trực tiếp thì tập trung quà về UBND xã (phường), sau đó, lãnh đạo địa phương có trách nhiệm phân phát cho nhân dân mới đảm bảo công bằng, theo nguyên tắc gia đình bị thiệt hại nhiều được hỗ trợ nhiều hơn. Như thế sẽ không xảy ra những chuyện không đáng có như trên.
Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã tạo chuyển biến về nhận thức và hành động trong các cấp hội phụ nữ ở Hà Tĩnh nói riêng, các tầng lớp nhân dân nói chung.
Những mô hình chăn nuôi từ “Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” đã giúp nhiều hộ dân tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cải thiện việc làm, nâng cao thu nhập.
Hà Tĩnh đang nâng cao khả năng thích ứng thiên tai, hưởng ứng tuần lễ phòng, chống thiên tai 2025 với chủ đề "Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai".
Trong một tháng (từ 15/5 đến 15/6), Bộ Y tế thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Sáng 22/5, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030, cùng chính sách miễn, hỗ trợ học phí cho một số cấp học.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong dịp hè, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, tránh đuối nước cho các em.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh khuyến cáo, mùa nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi, nếu thực phẩm không được chế biến, bảo quản an toàn thì có thể gây ngộ độc.
Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Đây là một trong những yêu cầu mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra với UBND cấp huyện trong quá trình chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.
Bước vào mùa nắng nóng, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp “hạ nhiệt” hiệu quả tại nơi làm việc cho công nhân.
Sau thời gian khởi công, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8C đoạn quốc lộ 8 - đường Hồ Chí Minh (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) thi công ì ạch, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nóng gắt cộng thêm việc sinh hoạt không điều độ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đột quỵ, nhất là đối với người trẻ.
Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Với nhiều cách làm sáng tạo trong công tác an sinh xã hội, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.
Với những chương trình "đấu trí" sôi nổi, hấp dẫn, các bạn nhỏ Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) đã có cơ hội rèn luyện kỹ năng, giao lưu, kết nối và học hỏi.
Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?
Đã qua cao điểm dịch cúm nhưng vẫn còn không ít người dân Hà Tĩnh phải nhập viện do chủ quan. Đây cũng là điều đáng lo ngại trước nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 hiện nay.
Không chỉ nổi bật về chuyên môn, thầy Kiều Thế Thành (Trường THPT Cù Huy Cận, Vũ Quang, Hà Tĩnh), còn là tấm gương sáng về sự tận tâm và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Tập 7 của chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 đã mang đến một trận đấu đầy hấp dẫn và gay cấn giữa hai đội thi đến từ Trường THCS Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh) và Trường THCS Phú Gia (huyện Hương Khê).
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.
Nhiều mô hình đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh Hà Tĩnh được triển khai, song, trái với thời điểm mới ra mắt, các mô hình dần để lộ nhiều hạn chế.
Theo thống kê Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, tính đến ngày 19/5, mưa lớn, sạt lở đất đã làm 9 người chết và 7 người bị thương cùng với nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương.
Kết quả của lần thi thử đầu tiên chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ở Hà Tĩnh chưa như mong muốn, các nhà trường đang điều chỉnh kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp để hướng tới một kỳ thi có kết quả cao hơn.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu