Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

(Baohatinh.vn) - Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Chỉ 6 ngày sau đó, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập, đồng hành cùng hệ thống chính trị, thực hiện tốt các giải pháp về chính sách tiền tệ, trở thành động lực hỗ trợ KT-XH địa phương phát triển.

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ năm 2019

Đáp ứng nhu cầu vốn, đảm bảo thông suốt “mạch máu” nền kinh tế

Khi ra đời, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Hà Tĩnh (Chi nhánh Ngân hàng tỉnh) chỉ có 3 phòng chuyên môn và 2 tổ công tác. Đến năm 1952, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh đã thành lập được chi điếm ngân hàng đầu tiên tại huyện Đức Thọ, đánh dấu sự phát triển mới về mạng lưới kể từ sau thành lập.

Con người ít, mạng lưới nhỏ, song Chi nhánh Ngân hàng tỉnh vẫn vượt qua khó khăn để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ phát hành giấy bạc kết hợp với tài chính và mậu dịch quốc doanh để quản lý lưu thông tiền tệ, đẩy mạnh hình thức tín dụng gián tiếp.

Trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc, Chi nhánh Ngân hàng tỉnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mở rộng mạng lưới, thu hút vốn huy động và cho vay trực tiếp vào các lĩnh vực SXKD để phát triển kinh tế CNXH và giúp Hà Tĩnh đủ sức chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam.

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Chi nhánh NHNN tỉnh đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2019

Đây là thời kỳ nhiều cam go và gian khổ nhất nhưng cũng được xem là giai đoạn Chi nhánh Ngân hàng tỉnh phát triển mạnh mẽ nhất về mạng lưới trong giai đoạn 1954-1975. Trong vòng 7 năm (từ 1957-1964), Hà Tĩnh đã thành lập được 251 HTX tín dụng với trên 112.000 xã viên. Đến năm 1964, toàn tỉnh có thêm 14 quỹ tiết kiệm trung tâm, 399 bàn tiết kiệm, 1.500 tổ thu tiết kiệm. Thời kỳ này, ngân hàng thực hiện độc quyền quản lý kinh doanh vàng, bạc trong phạm vi toàn tỉnh.

Mỗi cán bộ ngành ngân hàng một mặt làm tốt nhiệm vụ chuyên môn để phục vụ phát triển KT-XH, mặt khác, chung tay đấu tranh chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam. Dù trong gian khổ, hy sinh, “mạch máu” nền kinh tế tỉnh nhà vẫn luôn thông suốt, góp phần thực hiện thành công 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh ngày càng lớn mạnh, trở thành trợ lực cho nền kinh tế tỉnh nhà

Đến tháng 9/1991, hệ thống các ngân hàng ở Hà Tĩnh được tái lập bao gồm 5 ngân hàng cấp tỉnh và 1 HTX tín dụng, cụ thể là: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT; Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh; Công ty Vàng bạc - Đá quý tỉnh và HTX Tín dụng Cương Gián.

Phát huy vai trò đầu mối, điều hành giải pháp tín dụng an toàn, bền vững

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh luôn đảm đương tốt vai trò “đầu mối”, chỉ đạo các TCTD thực hiện các chính sách tiền tệ, tín dụng trên địa bàn

30 năm sau tái lập tỉnh, đặc biệt là giai đoạn 2011 - 2020 đã đánh dấu một chặng đường lớn mạnh của ngành ngân hàng Hà Tĩnh. Với vai trò đầu mối cùng sự linh hoạt, chủ động của Chi nhánh NHNN tỉnh đã “lái con tàu” ngân hàng Hà Tĩnh vượt qua nhiều thử thách, kiềm chế lạm phát và chống suy giảm kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho HĐND tỉnh và UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiết giảm chi phí, ổn định sản xuất. Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng bị ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển (2016); bão lụt, dịch bệnh trên đàn gia súc liên tục xảy ra; dịch Covid-19 (2020)...

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Nguồn vốn từ Agribank tỉnh Hà Tĩnh giúp người dân đầu tư sản xuất, nâng tầm thương hiệu sản phẩm truyền thống

Những đồng vốn ngân sách đã tăng kênh vốn từ hệ thống ngân hàng phục vụ SXKD, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại, hộ gia đình…, nhất là các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM, đô thị văn minh; SXKD hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung vốn đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án lớn của tỉnh.

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Nguồn vốn Ngân hàng CSXH trợ lực cho những hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống

Lũy kế giai đoạn 2011 - 2020, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất theo các chính sách trung ương và tỉnh đạt 8.332 tỷ đồng, số tiền lãi được hỗ trợ hơn 367 tỷ đồng, với 44.365 khách hàng. Đối với hỗ trợ khó khăn do dịch Covid-19, đến ngày 31/3/2021, các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 32 doanh nghiệp với dư nợ được cơ cấu là 248 tỷ đồng; miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 18 doanh nghiệp với số tiền lãi được miễn, giảm là 130 triệu đồng; cho vay mới để phục hồi SXKD với doanh số 25.666 tỷ đồng, cho 1.002 khách hàng với lãi suất thấp hơn từ 0,5-3,2%/năm so với trước khi có dịch. Trên lĩnh vực an sinh xã hội, xây dựng NTM, trong 10 năm qua, ngành đã hỗ trợ, tài trợ với tổng giá trị là 556,5 tỷ đồng...

Từ chỗ chỉ có 5 ngân hàng cấp tỉnh và 1 HTX tín dụng vào thời điểm tái lập tỉnh (1991), đến nay, toàn địa bàn đã có 53 tổ chức tín dụng hoạt động với 19 chi nhánh ngân hàng thương mại cấp tỉnh (tăng 8 chi nhánh so với cuối năm 2010, tăng 14 chi nhánh so với năm 1991); 32 quỹ tín dụng nhân dân (tăng 15 quỹ so với cuối năm 2010, tăng 31 quỹ so với năm 1991); 1 ngân hàng chính sách xã hội (có 12 phòng giao dịch cấp huyện) và 1 chi nhánh ngân hàng HTX.

Đến 31/12/2020, tổng nguồn huy động toàn ngành đạt 70.016 tỷ đồng, gấp 6,4 lần so với cuối năm 2010 và gấp 1.617 lần so với cuối năm 1991. Dư nợ cho vay đạt 60.253 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với cuối năm 2010 và gấp 1.012 lần so với cuối năm 1991.

Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh 70 năm “sát cánh” cùng nền kinh tế

Đến nay, toàn địa bàn đã có 53 tổ chức tín dụng hoạt động với 19 chi nhánh ngân hàng thương mại cấp tỉnh

Với những thành tích ấn tượng, ngành ngân hàng đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý với 11 huân chương lao động các loại; 39 lượt tập thể được tặng cờ thi đua của Chính phủ, Thống đốc NHNN, UBND tỉnh và các bộ, ngành trung ương; 31 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 61 lượt chiến sỹ thi đua ngành; 790 lượt người được tặng bằng khen của Thống đốc NHNN, UBND tỉnh và bộ, ngành; 740 lượt chiến sỹ thi đua cơ sở.

Giai đoạn mới đang mở ra, ngành ngân hàng Hà Tĩnh với sự chỉ đạo của Chi nhánh NHNN tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, công tác quản trị, điều hành để đáp ứng nhu cầu số hóa, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH, ổn định QPAN và làm tiền đề cùng với tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Phó Giám đốc phụ trách NHNN - Chi nhánh Hà Tĩnh

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.