Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH?

(Baohatinh.vn) - Đó là câu hỏi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính tìm lời giải tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 diễn ra sáng nay (7/7).

Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị sơ kết công tác tài chính - NSNN 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh Thống Nhất/TTXVN

Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Sở Tài chính điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Cả nước giảm thu do dịch Covid-19

6 tháng đầu năm 2020, nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) được triển khai trong bối cảnh quốc tế và trong nước biến động lớn do dịch Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Về thu NSNN, đến hết tháng 6/2020, tổng thu ngân sách cả nước ước đạt 668.700 tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu ngân sách Trung ương ước đạt 41,8% dự toán (giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2019), thu ngân sách địa phương đạt 47,4% dự toán (giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2019).

Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Cả nước chỉ có 34/63 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dự toán, 24/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ năm 2019.

Về chi NSNN 6 tháng đầu năm, cả nước chi ước đạt 729.400 tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 33,1% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 50,3% dự toán, chi thường xuyên đạt 48,2% dự toán.

Trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn nhưng cả nước vẫn thực hiện tăng chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, cả nước chi khoảng 15.300 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, ngân sách Trung ương cũng chi 1.664 tỷ đồng dự phòng năm 2020 để hỗ trợ công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy KT-XH phát triển?

Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, hội nghị nhận định khả năng đạt các mục tiêu tăng trưởng theo kịch bản Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là hết sức khó khăn.

Để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2020, Bộ Tài chính triển khai 10 nhóm giải pháp; trong đó, giải pháp trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.

Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH?

Đại biểu Hà Tĩnh theo dõi hội nghị.

Tại hội nghị, các địa phương: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Cần Thơ, Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng, Cà Mau… đã tham gia phát biểu, bàn các giải pháp để tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh công tác tài chính – NSNN 6 tháng cuối năm 2020.

Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành tài chính cần sớm có lời giải cho câu hỏi: “Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội”?. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương ngành tài chính trong thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm. Nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, ngành tài chính đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Nhận định những tháng cuối năm sẽ nhiều khó khăn thách thức, nhất là tình trạng suy thoái kinh tế và áp lực lạm phát, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành tài chính cần sớm có lời giải cho câu hỏi: “Ngành tài chính cần làm gì để tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội”?.

Triển khai sâu các giải pháp, Thủ tướng cho rằng, ngành tài chính cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến, thực hiện song song 2 nhiệm vụ kép là vừa quyết liệt phòng chống dịch, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

“Bộ Tài chính cần đổi mới về tư duy phát triển, chủ động hơn nữa để tháo gỡ khó khăn. Phương châm đặt ra là tạo nhiều chiếc bánh lớn hơn trong thực hiện nhiệm vụ tài khóa” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, nhờ sự quyết liệt trong chỉ đạo nên 6 tháng đầu năm, Hà Tĩnh thu chi NSNN cơ bản đảm bảo dự toán. Theo đó, thu ngân sách được 6.481 tỷ đồng, đạt 51,2% dự toán Bộ Tài chính giao, 46,1% dự toán HĐND tỉnh giao và 92,6% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng thu ngân sách nội địa 4.162 tỷ đồng, đạt 69,8% so với dự toán Bộ Tài chính giao, 57,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Về chi NSNN, toàn tỉnh chi khoảng 8.183 tỷ đồng, bằng 45,5% dự toán HĐND tỉnh. Trong đó, toàn tỉnh đã chi hỗ trợ trên 381 tỷ đồng để thực hiện các chế độ chính sách, các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19.

Chủ đề Thu ngân sách

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.