Ngôi đền được làm từ hàng nghìn viên đá ong ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho đền Quan Sơn ở thôn Tân Mỹ, xã Tân Dân (Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Theo sử sách ghi lại, đền Quan Sơn là ngôi đền cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 600 năm. Đền được người dân địa phương lập để thờ Trần Quốc Trung - một trong hai vị cận thần có công phò Hoàng hậu Bạch Ngọc rời kinh thành Thăng Long về quê lánh nạn, khai khẩn một vùng đất rộng lớn.

Theo sử sách ghi lại, đền Quan Sơn là ngôi đền cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 600 năm. Đền được người dân địa phương lập để thờ Trần Quốc Trung - một trong hai vị cận thần có công phò Hoàng hậu Bạch Ngọc rời kinh thành Thăng Long về quê lánh nạn, khai khẩn một vùng đất rộng lớn.

Đền Quan Sơn trước đây là một ngôi đền nhỏ, được bà con trong vùng lợp bằng cỏ tranh. Trải qua hơn 600 năm lịch sử, đền xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn. Đến năm 2015, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng quyên góp số tiền gần 16 tỷ đồng để tôn tạo lại ngôi đền với các hạng mục chính như: nhà sắp lễ, lầu chiêng, gác trống, nhà lục giác, ngôi tam bảo với 5 ban thờ.

Đền Quan Sơn trước đây là một ngôi đền nhỏ, được bà con trong vùng lợp bằng cỏ tranh. Trải qua hơn 600 năm lịch sử, đền xuống cấp và hư hỏng hoàn toàn. Đến năm 2015, người dân địa phương và con em xa quê đã cùng quyên góp số tiền gần 16 tỷ đồng để tôn tạo lại ngôi đền với các hạng mục chính như: nhà sắp lễ, lầu chiêng, gác trống, nhà lục giác, ngôi tam bảo với 5 ban thờ.

Ông Trần Ngọc Minh - thủ nhang đền Quan Sơn cho biết: "Đền hiện có diện tích khoảng 2.000 m2, được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong, mua ở các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành những phiến đá vuông vắn, sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục. Những phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính bằng một loại keo đặc biệt. Nhờ đó, đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình".

Ông Trần Ngọc Minh - thủ nhang đền Quan Sơn cho biết: "Đền hiện có diện tích khoảng 2.000 m2, được xây dựng với vật liệu chủ yếu là đá ong, mua ở các tỉnh phía Bắc. Từ những tảng đá gồ ghề, người thợ đã tỉ mẩn đục đẽo, mài cắt thành những phiến đá vuông vắn, sắc cạnh phù hợp với từng hạng mục. Những phiến đá được liên kết với nhau bằng mạch âm, kết dính bằng một loại keo đặc biệt. Nhờ đó, đã tạo nên vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính cho công trình".

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho ngôi đền. Ngoài ra, đá ong còn chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo thời gian lâu dài.

Việc chọn lựa đá ong để phục dựng nhằm tạo nét riêng cho ngôi đền. Ngoài ra, đá ong còn chịu được thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo thời gian lâu dài.

Ngôi đền có nhiều hạng mục như: nhà chờ, nhà đình, nhà hóa vàng, tường rào… đều được làm từ đá ong.

Ngôi đền có nhiều hạng mục như: nhà chờ, nhà đình, nhà hóa vàng, tường rào… đều được làm từ đá ong.

Nổi bật trên nền kiến trúc bằng đá ong tại đền Quan Sơn là sự độc đáo trong việc sắp xếp tạo hình và chạm trổ hoa văn xưa, hiện diện trên các hạng mục như: cổng, tường và không gian xung quanh.

Nổi bật trên nền kiến trúc bằng đá ong tại đền Quan Sơn là sự độc đáo trong việc sắp xếp tạo hình và chạm trổ hoa văn xưa, hiện diện trên các hạng mục như: cổng, tường và không gian xung quanh.

Màu sắc nâu đậm chủ đạo của đá ong giúp cho ngôi đền mang vẻ đẹp cổ kính.

Màu sắc nâu đậm chủ đạo của đá ong giúp cho ngôi đền mang vẻ đẹp cổ kính.

Vật liệu đá ong đã giúp các hạng mục của ngôi đền mang nét đẹp riêng biệt.

Vật liệu đá ong đã giúp các hạng mục của ngôi đền mang nét đẹp riêng biệt.

Ông Minh cho biết: "Đền Quan Sơn rất linh thiêng, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cầu nguyện".

Ông Minh cho biết: "Đền Quan Sơn rất linh thiêng, vào các ngày rằm hay dịp lễ, tết rất đông người dân trong và ngoài địa phương đến thắp hương, cầu nguyện".

Đền Quan Sơn có không gian xanh mát, yên tĩnh.

Đền Quan Sơn có không gian xanh mát, yên tĩnh.

Đọc thêm

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Thơm nức mũi món chả rươi Hà Tĩnh

Chả rươi thơm ngậy, ngoài giòn, trong mềm là tinh túy của ẩm thực vùng đất ven bờ sông Lam. Đến mùa rươi, thưởng thức món đặc sản này mới cảm nhận được hết nét đẹp của văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà Tĩnh.
Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Về sông Phủ thưởng thức đặc sản cua lông

Mô hình thí điểm nuôi cua lông tại phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) bước đầu mang tới nhiều triển vọng, vừa đem lại giá trị kinh tế cao vừa góp phần lan tỏa sản vật quê hương.
Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên”

Tổ khúc giao duyên “Ví giặm nên duyên” do Quang Hiếu sưu tầm và biên soạn; đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Thành Sen bát cảnh...

Thành Sen bát cảnh...

“Tỉnh thành bát cảnh” - 8 cảnh đẹp, công trình của Thành Sen xưa mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần và cả niềm tự hào của người TP Hà Tĩnh qua các thế hệ.
Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.