Ngọt đắng bưởi Phúc Trạch

(Baohatinh.vn) - Được sự ưu ái của thời tiết và không phụ công người vun trồng, năm nay, hàng trăm hộ dân ở vùng quy hoạch trồng bưởi đặc sản Phúc Trạch (Hương Khê) phấn khởi vì bưởi được mùa, được giá. Thế nhưng, đằng sau niềm vui đó vẫn ẩn chứa nhiều nỗi niềm...

Ở Hương Khê, chỉ có 4 xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Đô được quy hoạch trồng loại bưởi đặc sản này.

Ở Hương Khê, chỉ có 4 xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Đô được quy hoạch trồng loại bưởi đặc sản này.

Bưởi Phúc Trạch là loại cây đặc biệt được Bộ NN&PTNT công nhận một trong 7 loại cây ăn quả cấm xuất khẩu giống từ năm 2002, được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa năm 2004... Thế nhưng, niềm vui “độc quyền” một loại đặc sản với người dân nơi đây chưa được trọn vẹn bởi trên thị trường đã xuất hiện tình trạng “ăn theo” thương hiệu, khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng bưởi đặc sản.

Hương Khê hiện có hơn 1.200 ha bưởi, trong đó 1.050 ha đã cho thu hoạch, với sản lượng ước đạt 5.000 tấn. Chỉ có 4 xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Đô (Hương Khê) được quy hoạch vùng đất trồng loại bưởi đặc sản này. Vì vậy, số lượng bưởi cho thu hoạch hàng năm không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

Ông Nguyễn Văn Thiết (xóm 1, Hương Đô), người có thâm niên trồng bưởi hơn 15 năm cho biết: “Gia đình ông hiện có 200 gốc bưởi. Mùa này 80 gốc cho thu hoạch với khoảng 2.400 quả. Bưởi Phúc Trạch chính gốc cho thu hoạch trong khoảng 20 ngày, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (âm lịch), được bán trực tiếp cho doanh nghiệp Tân Thanh Phong và các thương lái khác. Năm nay nắng đẹp, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 1 tháng. Đến thời điểm này, bưởi Phúc Trạch hầu như đã hết; chỉ còn số lượng rất ít được các hộ dân che chắn, bảo quản trên cây”.

Ngọt đắng bưởi Phúc Trạch ảnh 2

Vườn bưởi nhà ông Thiết (Hương Đô) đã thu hoạch hết từ đầu tháng 9

Anh Hà Tiến Dũng - chủ doanh nghiệp kinh doanh bưởi Phúc Trạch duy nhất trong tỉnh - Tân Thanh Phong, chia sẻ: “Ở vùng quy hoạch trồng bưởi đặc sản Phúc Trạch có khoảng 200 hộ thì doanh nghiệp đã bao tiêu sản phẩm của 115 hộ với gần 10 vạn quả. Số hộ còn lại sản lượng không còn nhiều. Hiện tại, chúng tôi không còn bưởi để bán”.

Thế nhưng, trên thực tế, ngay từ đầu tháng 8, bưởi đã được tung ra thị trường và đến nay dù đã cuối vụ, để tìm mua bưởi Phúc Trạch với số lượng nhiều cũng không hề khó. Câu hỏi đặt ra là, vùng quy hoạch không còn sản phẩm, vậy trên thị trường, bưởi mang thương hiệu “Phúc Trạch” từ đâu mà nhiều đến vậy?!

Qua tìm hiểu, chúng tôi được nhiều người dân Hương Khê cho biết, bưởi được chở tứ xứ về tập kết gần ga Hương Phố và chợ Sơn. Thương lái mua bưởi ở các xã lân cận trong huyện và các huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Thạch Hà... Bưởi chở ngược về Hương Khê không dán mác Phúc Trạch nhưng rất nhiều khách hàng không sành về sản phẩm đều nghĩ rằng, bưởi được bán Hương Khê là bưởi Phúc Trạch.

Ngọt đắng bưởi Phúc Trạch ảnh 3

Bưởi từ miền xuôi ngược ngàn để "biến" thành bưởi Phúc Trạch

Chị Nguyễn Thị Hằng (Hương Vĩnh, Hương Khê) bức xúc: “Vừa rồi, chị mua bưởi ở gần chợ Sơn làm quà biếu người thân ở Hà Nội, mỗi quả 80 nghìn đồng. Ngỡ là mua được bưởi chính hiệu, thế nhưng, sau đó mới biết là bưởi không ngon, có vị đắng...”.

Chừng như có “kinh nghiệm” mua bưởi chính gốc hơn, anh Giáp (thị trấn Hương Khê) cho hay: “Năm nào mình cũng mua bưởi làm quà. Để chắc ăn, mình vô tận vườn ở Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên, Hương Đô “chỉ mặt, đặt tên” từng quả rồi mang về. Giá có đắt hơn nhưng đảm bảo chất lượng”.

Anh Hồ Sỹ Việt, chủ ki-ốt photocopy trên quốc lộ 15A, đoạn qua xã Hà Linh, cho biết: Tầm 8-9h sáng, các lái buôn đi xe máy xuống và 4-5h giờ chiều lại ngược lên với các bao bưởi nặng trĩu sau xe. Cách đây gần 2 tuần, khi bưởi vào chính vụ thì còn có xe kéo, có lúc cả xe ô tô 30 chỗ chở bưởi lên thị trấn Hương Khê.

Để nắm thông tin rõ hơn, chúng tôi về xã Thạch Ngọc (Thạch Hà), vùng được cho là trồng nhiều bưởi. Chị Trần Thị Lam (thôn Đông Châu) cho biết: “Năm nay, gia đình chị có 5 gốc cho thu hoạch với khoảng 300 quả. Cách đây mấy tuần, các thương lái Hương Khê xuống vùng Đông Châu mua bưởi chở về. Hầu như năm nào họ cũng đến mua”.

Bưởi đặc sản vốn ở vùng thượng lẽ ra sẽ được chở về xuôi tiêu thụ, thế nhưng, điều trái khoáy là bưởi dưới xuôi lại được chở ngược lên Hương Khê - “kinh đô” của bưởi. Dưới bàn tay của lái buôn, bưởi các vùng được trà trộn và bán ra thị trường với mác đặc sản Phúc Trạch.

Bưởi Phúc Trạch được bán ra với giá dao động 70-120 nghìn đồng/quả. Dù vậy, hiện nay, khách hàng muốn mua được loại quả từng đoạt giải mề đay “Vàng” trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương vào những năm đầu thế kỷ XX cũng không phải dễ.

Vì lợi nhuận trước mắt, các thương lái đã làm mất đi giá trị sản phẩm của quê hương, cũng như đánh mất niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu đặc sản trái cây nổi tiếng cả nước. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để bảo vệ thương hiệu đặc sản bưởi Phúc Trạch.

Bưởi Phúc Trạch được nhân giống và trồng ở nhiều nơi, thế nhưng, không nơi đâu bưởi ngon, khiến người ta mê mẩn như ở vùng 4 xã quy hoạch. Để phân biệt bưởi Phúc Trạch với những quả bưởi giả mạo thương hiệu Phúc Trạch không thể chỉ bằng mắt thường bởi hai loại này đều có hình dáng, màu sắc tương đối giống nhau. Cách duy nhất là phải ... nếm thử. Bưởi chính gốc có vị ngọt thanh, tép bưởi có màu hồng hoặc trắng, căng mọng và giòn. Quả bưởi khi chín ngả màu vàng ươm, tép bưởi bóc ra không bị dính vào mu. Còn bưởi giả mạo, tép bóc ra dính mu, có vị chua, ăn xong nhẫn đắng...

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.