Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

(Baohatinh.vn) - Bắt đầu từ tháng 7 dương lịch, trên các triền đồi ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), sim bắt đầu chín rộ. Tranh thủ thời tiết mát mẻ từ tờ mờ sáng hoặc chiều tà, người dân băng đồi hái sim để kiếm thêm thu nhập.

Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

Tháng 7 dương lịch là thời điểm sim bắt đầu chín rộ.

Trên địa bàn huyện Thạch Hà, cây sim mọc tự nhiên bạt ngàn ở khắp triền đồi ở các xã: Việt Tiến, Thạch Ngọc, Ngọc Sơn, Lưu Vĩnh Sơn, Nam Điền... Nhiều năm gần đây, nhu cầu sử dụng sim trên thị trường tăng cao nên bà con tận dụng thời gian rảnh rỗi là lên đồi để hái đem về bán ở chợ hoặc nhập cho thương lái.

Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

Mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Thanh (thôn Vĩnh Mới, Việt Tiến) hái được từ 3-4kg sim.

Những ngày này, bắt đầu từ 5h30 phút, chị Nguyễn Thị Thanh (thôn Vĩnh Mới, Việt Tiến), lỉnh kỉnh mang theo đồ ăn, nước uống, chạy xe máy từ nhà lên đồi sim cách đó hơn 2km để thu hái.

“Thời điểm này, sim mới chín bói nên trung bình mỗi buổi sáng, tôi chỉ hái được từ 3-4kg sim. Nhiều nhất là vào chính vụ (khoảng tháng 8 dương lịch), sim chín rộ nên hái sẽ được nhiều hơn (khoảng 7-8kg). Hiện tại, giá sim bán lẻ đang ở mức 25 ngàn đồng/kg, bán sỉ 22 ngàn đồng/kg, chủ yếu được tiêu thụ tại các nhà hàng trên địa bàn Hà Tĩnh”, chị Thanh cho hay.

Cũng theo chị Thanh, mùa sim thường kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch). Dù là công việc thời vụ nhưng người dân có thể kiếm thêm thu nhập từ 5-7 triệu đồng/mùa, góp thêm trang trải cuộc sống và lo cho con cái học hành trước thềm năm học mới.

Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

Anh Nguyễn Văn Thìn (thôn Vĩnh Mới, Việt Tiến) phụ giúp người thân hái sim mang đi bán.

Anh Nguyễn Văn Thìn (thôn Vĩnh Mới) cho biết: “Để tránh nắng, thông thường, bà con thường dậy sớm đi hái sim lúc 4h30 phút đến 5h30 phút và kết thúc vào khoảng 8h cùng ngày.

Đồi sim tập trung nhiều nhất tại khu vực giáp ranh giữa hai xã Việt Tiến và Thạch Ngọc. Một số hộ có đồi sim còn đóng cọc bê tông, khoanh vùng bằng dây thép gai để thu hoạch. Trung tuần tháng 7 là đầu mùa, song do nhiều người đến hái nên đồi sim chủ yếu còn quả ương và xanh, hiện đang ít quả chín mọng màu đen nhánh”.

Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

Với những lợi ích của quả sim mang lại, nhiều người dân thường mua sim về ngâm hay phơi khô để dùng dần.

Trung bình mỗi ngày, nhiều người dân vùng trà sơn Thạch Hà có thể hái được từ 5-7kg sim. Hiện nay, với giá sim dao động khoảng 22.000 đồng - 27.000 đồng/kg, thì mỗi ngày một người có thể kiếm từ 120 ngàn đồng đến gần 200 ngàn đồng.

Do mùa sim kéo dài vào dịp nghỉ hè nên các em học sinh cũng tranh thủ phụ giúp gia đình đi hái sim. Em Trần Đình Anh (trường Tiểu học Nam Điền) tâm sự: "Sim sau khi hái về sẽ được chúng em phân loại, những trái to đẹp, chín mọng sẽ được đưa ra chợ bán hoặc nhập lại cho các hộ chuyên thu mua sim trong xã. Mỗi ngày, em hái được khoảng 3kg sim, toàn bộ số tiền kiếm được từ thu hái sim, em sẽ tiết kiệm hàng ngày để dành mua sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới”.

Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

Để hái được nhiều, đòi hỏi người đi hái phải chăm chỉ, chịu khó.

Theo nhiều người, quả sim rừng có vị ngọt, chát, có nhiều tác dụng trong bổ dưỡng sức khỏe.

Sim rừng cũng được biết đến là vị thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tất cả các bộ phận từ thân, lá, rễ cây sim đều có thể sử dụng như một vị thuốc.

Người dân Thạch Hà bắt đầu vào mùa hái sim

Sim rừng cũng được biết đến là vị thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn Nguyễn Quốc Quân cho biết: "Thời tiết năm nay khá thuận lợi nên cây sim rừng cho quả nhiều, sim bán được giá. Sim rừng thường chín rộ vào dịp thời gian nông nhàn nên bà con vừa tận dụng được lúc rảnh rỗi, vừa có thêm thu nhập”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.