Người Hà Tĩnh đi lên từ cần cù, tiết kiệm

(Baohatinh.vn) - Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, Hà Tĩnh được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, là nơi phát tích của nhiều nhân tài. Những truyền thống tốt đẹp trong tính cách của người Hà Tĩnh ngày nay đang phát huy mạnh mẽ trong xây dựng quê hương.

Người Hà Tĩnh đi lên từ cần cù, tiết kiệm

Nhờ cần cù lao động, những miền quê nghèo nơi biên giới nay đã thay da đổi thịt...

Nghệ Tĩnh là vùng biên viễn, ngoài cư dân bản địa có mặt ở đây từ thuở hồng hoang của lịch sử, vùng đất này còn là nơi “di”, “hợp” của nhiều nguồn cư dân khác. Cùng với vị trí địa lý, thổ nhưỡng, nguồn gốc cư dân... đã tạo nên một cộng đồng có những nét tính cách, phong tục... đặc trưng, phong phú, mang dấu ấn “hóa thạch ngoại biên”, đủ sức đề kháng với những yếu tố văn hóa ngoại lai, đồng thời lại biết giao lưu, tiếp biến với cái mới, tiến bộ của các vùng miền khác để trường tồn.

Một trong những bản tính tạo nên cốt cách của người Hà Tĩnh là cần cù. Đây là vùng nắng nóng, mưa nhiều, khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi... để sinh tồn, con người buộc phải cần cù, chịu khó, vượt lên hoàn cảnh. Từ nhu cầu tự thân, lâu dần trở thành truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác.

Người Hà Tĩnh đi lên từ cần cù, tiết kiệm

Sự cần cù, tiết kiệm, sáng tạo, linh hoạt đã khiến nhiều vùng đất bạc màu trở thành những vựa rau xanh tốt.

Người Xứ Nghệ quan niệm rằng: “Trời nào có phụ ai đâu. Hay làm thì giàu, có chí thì nên”. Họ khuyên nhủ nhau: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững”, hay “Luyện mới thành tài, miệt mài ắt giỏi”... Con người vùng “Nắng đỏ đồng, mưa thâm cả bùn non” đã biết “lấy sức người vượt sức thiên nhiên” để có một cuộc sống no ấm, đủ đầy.

Sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nhưng lại phải chịu nhiều thiên tai nên con người nơi đây luôn có ý thức rèn luyện sức khỏe, tinh thông nghề nghiệp. Họ động viên nhau: “Nỏ ốm, nỏ đau làm giàu mấy chốc” hay “Của rề rề không bằng nghề trong tay”... Nếu trong xóm làng có kẻ lười biếng đều bị cộng đồng lên án “Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác. Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư”... nên không ai bảo ai, mọi người đều cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình để không bị thiếu thốn, bàn tán, gièm pha.

Người Hà Tĩnh đi lên từ cần cù, tiết kiệm

Sự chia ngọt, sẻ bùi, giúp đỡ nhau giữa quân và dân đã khiến công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh giành được nhiều kết quả tốt.

Không chỉ cần cù, cư dân Hà Tĩnh còn được biết đến là những người sống chắt chiu, tiết kiệm, ăn bữa hôm dành bữa mai. Với người Hà Tĩnh, tiết kiệm biểu hiện thái độ biết quý trọng những thành quả lao động, phòng khi thất bát, bất trắc. Mặt khác, tiết kiệm xuất phát từ suy nghĩ sống phải có trách nhiệm với gia đình, với cộng đồng làng xã và dành dụm cho thế hệ mai sau. Người Hà Tĩnh thường khuyên nhủ nhau “Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”.

Trong hoàn cảnh nào, con người nơi đây cũng luôn động viên nhau: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè tiết kiệm”; “Giàu không kiệm, đói liền tay. Khó mà hoang phí ăn mày trợn sơ”... Người Hà Tĩnh không chuộng thói phô trương, xa hoa mà luôn nhắc nhở nhau: “Ăn chắc mặc bền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “Của bền tại người”… Thế hệ trước luôn nhắc nhở thế hệ sau “Ở đây một hạt cơm rơi. Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng”…

Người Hà Tĩnh đi lên từ cần cù, tiết kiệm

Hà Tĩnh tự hào là địa phương điển hình về xây dựng NTM được nhiều địa phương khác học tập. Trong ảnh: Đoàn cán bộ, lãnh đạo Savannakhet - Lào tham quan nông thôn mới Hà Tĩnh.

Tác giả Bùi Dương Lịch (Nghệ An ký) đã khái quát: “Xứ Nghệ tuy đất xấu, dân nghèo” nhưng “Dân đều vui vẻ công việc, sẵn sàng vì nước, có lòng tôn quân, thân thượng và biết lễ nghĩa, liêm sỉ”; “Do đất xấu, dân nghèo nên chịu khổ, nhẫn nại, cần cù, kiệm ước, đã quen nề nếp. Kẻ sỹ không chuộng hoa phấn, yên cảnh bần hàn. Người các trấn thường cười là hủ lậu”.

Nhờ cần cù, tiết kiệm nên thế hệ trước đã dành dụm cho thế hệ sau có điều kiện học hành, đỗ đạt và đóng góp sức người, sức của to lớn trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.

Ngày nay, do ảnh hưởng của giao lưu, hội nhập, lối sống thực dụng, hưởng thụ... từ bên ngoài vào, một bộ phận lớp trẻ ngày nay quay lưng với những giá trị truyền thống của dân tộc, vùng miền; lười lao động, luôn đòi hỏi quyền lợi mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, cộng đồng, dân tộc; chỉ muốn làm chơi mà ăn thật, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”.

Người Hà Tĩnh đi lên từ cần cù, tiết kiệm

Không chỉ cần cù, tiết kiệm, người Hà Tĩnh còn xây dựng quê hương bằng tình đoàn kết cộng đồng.

Thậm chí, một bộ phận không nhỏ thanh niên, học sinh, sinh viên lười học tập, thích đua đòi nên sa vào các tệ nạn xã hội, làm gia tăng đột biến tỉ lệ tội phạm thanh thiếu niên. Đã xuất hiện những suy nghĩ lệch lạc cho rằng, cần phải sống gấp, phải hưởng thụ để sau này khỏi phải hối tiếc... Suy nghĩ đó, lối sống đó đã xa rời những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của người Hà Tĩnh nói riêng, dân tộc nói chung, là trở lực trong quá trình phát triển của tỉnh nhà và đất nước.

Cần cù, tiết kiệm không chỉ là tài sản tinh thần vô giá của người Hà Tĩnh mà đã theo con người nơi đây ghi dấu tốt đẹp, tỏa sáng trên tất cả vùng miền của Tổ quốc, từ lịch sử đến hiện tại. Đây có lẽ là một trong những lý do lý giải vì sao trong số rất nhiều truyền thống quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn 2 đức tính cần và kiệm là chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Trường Chính trị Trần Phú

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.