Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh đang có những lo ngại ngày càng tăng về rủi ro đối với sức khỏe con người do sự phát tán vi nhựa như gây bệnh ung thư, vô sinh, bệnh tim mạch…

Theo một nghiên cứu năm 2024 công bố trên Science Advances, Coca-Cola được xếp hạng là công ty gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới. Tiếp theo là PepsiCo, Nestle, Danone và Altria.

Ước tính của Oceana dựa trên dữ liệu bao bì được báo cáo công khai của Coca-Cola từ năm 2018 - 2023, kết hợp với dự báo tăng trưởng doanh số. Kết quả cho thấy lượng nhựa mà công ty sử dụng dự kiến sẽ vượt quá 4,13 triệu tấn/năm vào năm 2030 và sẽ thải ra môi trường gần 220 tỷ chai nhựa.

Oceana cho rằng giải pháp tốt nhất để giảm số lượng rác thải nhựa này là chuyển sang dùng bao bì có thể tái sử dụng như chai thủy tinh hoặc hộp nhựa PET dày hơn.

Bản thân Coca-Cola đã thừa nhận vào năm 2022 rằng bao bì tái sử dụng là "một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu chất thải" và cam kết mục tiêu sẽ có 25% bao bì tái sử dụng vào năm 2030. Nhưng cam kết đó đã bị hủy bỏ trong lộ trình phát triển mới nhất của công ty được công bố tháng 12/2024. Các mục tiêu mới tập trung vào việc tăng hàm lượng tái chế trong bao bì và tăng tỷ lệ thu gom, đồng thời nhấn mạnh những thách thức đáng kể trong việc tái chế chai soda và thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Những người ủng hộ môi trường từ lâu đã cảnh báo việc phụ thuộc quá mức vào tái chế, cho rằng tư duy này không giải quyết gốc rễ khủng hoảng. Sản xuất nhựa phụ thuộc vào dầu mỏ, khiến việc sử dụng nhựa của công ty trở thành động lực trực tiếp gây ra biến đổi khí hậu.

Hiện Coca-Cola đang vận hành hệ thống tái sử dụng nhựa quy mô lớn ở một số nước như Brazil, Đức, Nigeria và cả ở Texas (Mỹ), nơi có cơ sở hạ tầng tái sử dụng lớn nhất trong số các công ty đồ uống. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Coca-Cola cho biết bên cạnh nỗ lực sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn và cải thiện hệ thống thu gom, công ty cũng đang đầu tư và giữ cam kết mở rộng các tùy chọn bao bì có thể tái sử dụng, coi đây là một phần trong chiến lược lấy người tiêu dùng làm trọng tâm.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Tổng thống Trump bổ nhiệm Ngoại trưởng Rubio làm Cố vấn An ninh Quốc gia, sau khi đề cử ông Mike Waltz làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Khám phá hành trình lịch sử của những chiếc xe quyền lực nhất nước Nga tại Bảo tàng Garage Đặc biệt Moskva – nơi lưu giữ từ ô tô hoàng gia cổ điển đến siêu limousine Aurus hiện đại của Tổng thống Putin.
Gaza bên bờ vực thảm họa

Gaza bên bờ vực thảm họa

Giá thực phẩm tăng vọt, nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu cạn kiệt, cùng tình trạng phong tỏa viện trợ đang đẩy Gaza đến bờ vực thảm họa nhân đạo tàn khốc.
WHO cắt giảm mạnh nhân sự

WHO cắt giảm mạnh nhân sự

WHO đối mặt khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng do Mỹ cắt giảm viện trợ, buộc phải thu hẹp quy mô và cắt giảm nhân sự trên toàn cầu.