Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

(Baohatinh.vn) - Ngoài phục vụ tưới tiêu, việc vận hành trạm bơm thủy lợi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Thế nhưng, hiện hầu hết trạm bơm thủy lợi ở Hà Tĩnh đã được đầu tư xây dựng từ lâu, đang trong quá trình xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn...

Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

Hình ảnh xập xệ, hoang tàn của một trạm bơm thủy lợi ở xã Thiên Lộc (Can Lộc)

Cũng như nhiều trạm bơm khác, trạm bơm số 2 và số 3 xã Sơn Trung (Hương Sơn) đã được xây dựng cách đây hàng chục năm và nhiều năm vận hành trong tình trạng đã xuống cấp. Cá biệt, có những thời điểm 2 trạm bơm này chỉ còn lại hệ thống ống hút và ống xả, không có cả bệ máy mà chỉ được thiết kế tạm thời. Thế nhưng, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên đến nay xã chỉ mới bố trí kinh phí khắc phục được trạm số 2, còn trạm số 3 đành phải sửa chữa tạm để vận hành...

Tương tự, Trạm bơm Linh Cảm (do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh quản lý) cũng đã có "thâm niên" làm việc lên đến 55 năm nhưng vẫn chưa được “nghỉ hưu”. Để trạm bơm công suất 60.000m3/giờ này hoạt động an toàn, doanh nghiệp đã phải bố trí những công nhân có kinh nghiệm, tay nghề tốt, luôn làm việc tận tụy để sẵn sàng “bắt bệnh” khi có sự cố. Ngoài ra, để đảm bảo công suất hoạt động 85% và giảm chi phí tiền điện thì đơn vị cũng đã chủ động nguồn nước, thường xuyên thay thế hoăc duy tu bão dưỡng và tăng giờ công ca ba (bơm lúc nửa đêm)...

Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

Trạm bơm Ghềnh ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) cũng đang xuống cấp và luôn trong tình trạng ngổn ngang, bề bộn...

Ngoài ra, còn có nhiều nhà trạm rất tạm bợ như ở Đức Thịnh, Đức Hoà, Đức Diên, Đức Thanh (Đức Thọ); trạm bơm Ba Gia, Trạm bơm Họ Vũ, hệ thống trạm bơm Thanh Lộc (Can Lộc); trạm bơm Đồi Cao, Làng Bảng, Cồn Đồng, Đồng Tùng (TX Hồng Lĩnh) và nhiều nơi khác...

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh cho biết: “Ngoài trạm bơm Linh Cảm, công ty hiện đang quản lý và khai thác 20 trạm bơm khác. Các trạm bơm này đều đã đầu tư xây dựng từ lâu, cái mới nhất cũng đã đưa vào hoạt động khoảng 20 năm. Để đảm bảo công suất, phục vụ đủ nước sản xuất cho hơn 5.100 ha trên địa bàn 6 huyện phía Bắc, hàng năm công ty đã bố trí khoảng 500 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng. Các thiết bị hư hỏng nặng hoặc quá lỗi thời thì được thay thế dần, không để xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn...

Nguy cơ mất an toàn từ các trạm bơm thủy lợi xuống cấp

Hình ảnh ống xả tạm bợ, xuống cấp của trạm bơm thôn Ích Mỹ, xã ích Hậu (Lộc Hà)

Hiện nay, Hà Tĩnh đang có 455 trạm bơm, trong đó hệ thống trạm bơm nhỏ tưới dưới 200ha do các tổ hợp tác dùng nước quản lý lên đến 352 trạm. Theo thiết kế, hệ thống trạm bơm này phục vụ tưới cho 38.515 ha, song do xây dựng từ lâu, đang trong quá trình xuống cấp nên không phát huy được công suất, hiệu quả của công trình và chỉ tưới được gần 65% công suất thiết kế.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.
Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chống hạn cho cây chè Kỳ Anh

Chính quyền huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khoan giếng, lắp đặt thêm hệ thống tưới tự động... để chống hạn cho cây chè.
Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Hà Tĩnh - đồng thơm hương lúa mới

Tháng năm về mang theo hương lúa chín lan xa trên khắp cánh đồng ở Hà Tĩnh. Tiếng máy gặt hòa cùng nhịp lao động hối hả của người dân tạo nên bức tranh quê sinh động.
Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Nông dân Hà Tĩnh vào mùa gặt

Người dân các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung thu hoạch lúa xuân chín sớm. Năm nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ gieo cấy đúng lịch thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa vẫn phát triển tốt.