Nhiều “cao thủ” ở làng quê ven biển Hà Tĩnh bỏ nghề đánh bắt chim trời

(Baohatinh.vn) - Không ít lão nông ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) một thời được xem là “cao thủ” đánh bắt chim trời nhưng nhiều năm trở lại đây đã quyết định bỏ hẳn công việc này.

Đã 3 năm nay, khu vườn cây cổ thụ rộng gần 1.000 m2 của gia đình ông Nguyễn Quốc Vinh (58 tuổi, ở thôn Yên Định, Thịnh Lộc, Lộc Hà) hoàn toàn không còn xuất hiện bóng dáng của chim mồi, các loại bẫy dính… để bẫy chim trời. Thay vào đó, khu vườn yên ả xanh tươi ấy thỉnh thoảng lại đón những đàn chim cò, diệc… về đậu rồi bay đi.

Nhiều “cao thủ” ở làng quê ven biển Hà Tĩnh bỏ nghề đánh bắt chim trời

Khu vườn cây cổ thụ gần 1.000 m2 của ông Nguyễn Quốc Vinh (thôn Yên Định) 3 năm nay đã không còn các loại bẫy chim, do ông đã bỏ nghề đánh bắt chim trời.

Ông Nguyễn Quốc Vinh cho biết: “Từ lời khuyên của một số người thân là cán bộ, đảng viên, tôi đã nhận thức được tận diệt các loài chim tự nhiên không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người mà còn vi phạm pháp luật. Vì vậy, 3 năm nay tôi đã bỏ nghề này”.

Theo lời ông Vinh, năm 5 tuổi ông đã theo bố và người dân trong làng đi bẫy chim. Vì vậy cho đến mãi sau này, ông vẫn xem nó là một nghề kiếm sống. Nhiều năm trước, cứ đến mùa chim di cư, ông Vinh lại sửa soạn con mồi giả bằng gỗ hình chim cò, chim vạc…, cắm lên ngọn cây trong vườn, kèm theo các loại bẫy nhựa dính để thu hút các loại chim trời bay đến, dính bẫy rơi xuống để “thu hoạch”.

Ông không nhớ hết số chim mình đã bẫy được trong suốt hàng chục năm hành nghề. Số chim đó đều được ông đưa đi bán ở các chợ quanh vùng. 3 năm nay, sau khi ông dừng việc đánh bắt chim trời, có người ngỏ ý muốn mượn khu vườn của ông để đặt bẫy nhưng ông Vinh từ chối.

Nhiều “cao thủ” ở làng quê ven biển Hà Tĩnh bỏ nghề đánh bắt chim trời

Từ bỏ nghề đánh bắt chim trời, ông Vinh chuyên tâm vào công việc làm dịch vụ xay xát lúa gạo.

Tương tự, ông Trần Đình Tứ (65 tuổi, thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc) cũng từng là một nông dân lão luyện trong nghề đánh bắt chim trời hàng chục năm, tuy nhiên, 2 năm nay thì bỏ hẳn.

Ông Trần Đình Tứ cho biết: “Theo nghề đánh bắt chim trời hàng chục năm, càng về sau, tôi càng hiểu công việc này dù có khi kiếm tiền trăm, tiền triệu mỗi ngày trong tay nhưng hậu quả cuối cùng lại làm tổn hại đến môi trường sống của chính mình nên cái giá phải trả rất đắt”.

Nhiều “cao thủ” ở làng quê ven biển Hà Tĩnh bỏ nghề đánh bắt chim trời

Lão nông Trần Đình Tứ cũng đã “rửa tay, gác kiếm” với nghề đánh bắt chim trời từ 2 năm nay.

Theo các lão nông Thịnh Lộc, công việc đánh bắt chim trời cũng không phải nhàn hạ mà dầm mưa, dãi nắng, đặc biệt mùa chim di cư lại là mùa lạnh rất dễ nhiễm các bệnh về hô hấp, cảm cúm…. Bên cạnh đó, nhiều tai nạn rình rập như leo trèo cắm mồi bẫy bị ngã, giẫm phải vật sắc nhọn trong các bụi rậm, đồng trũng. Gần đây, ông N.Q.M (59 tuổi, ở thôn Yên Định) trong lúc trèo cây đặt mồi bẫy chim cũng đã trượt chân ngã bị thương nặng, hiện đang điều trị tại một bệnh viện tuyến tỉnh.

Nhiều “cao thủ” ở làng quê ven biển Hà Tĩnh bỏ nghề đánh bắt chim trời

Các lão nông Thịnh Lộc có cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi bỏ nghề đánh bắt chim trời.

Cùng với ông Vinh và ông Tứ, nhiều lão nông từng được mệnh danh là “cao thủ” trong đánh bắt chim trời ở Thịnh Lộc, như các ông: Nguyễn Quang Châu, Nguyễn Quang Phúc (thôn Yên Định), Võ Hồng Toan, Võ Văn Mậu (thôn Hồng Thịnh); ông Nguyễn Khắc Chuyên (thôn Hòa Bình)… nhiều năm nay cũng đã nghỉ hẳn công việc này. Trong đó, một số người còn tự phá lùm cây nhà mình để quyết tâm “đoạn tuyệt” với nghề đánh bắt chim trời như ông Châu, ông Mậu…

Nhiều “cao thủ” ở làng quê ven biển Hà Tĩnh bỏ nghề đánh bắt chim trời

Nhờ ý thức của một số người dân và sự ra quân quyết liệt của các cấp, ngành thời gian qua, hiện nay ở Thịnh Lộc đã vắng bóng chim mồi, các loại bẫy đánh bắt chim trời.

Từ bỏ nghề, nhiều lão nông cũng khuyên con cháu trong nhà không tham gia đánh bắt. Ông Nguyễn Khắc Chuyên (78 tuổi, ở thôn Hòa Bình) cho biết: “Tôi vẫn thường xuyên khuyên con cháu và mọi người rằng ngày xưa cuộc sống khó khăn nên ông cha lấy nghề này làm mưu sinh nhưng bây giờ cuộc sống đầy đủ, nhiều công việc khác có thể kiếm tiền, không cần phải làm nghề này nữa. Hơn nữa, chấp hành luật pháp nhằm bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ tương lai cho con cháu sau này”.

Từ lâu, đánh bắt chim trời vào các mùa chim di cư đã trở thành một nghề mưu sinh của người dân Thịnh Lộc, vì vậy, để người dân từ bỏ nghề và chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về nghiêm cấm đánh bắt các loài chim tự nhiên, chim di cư cũng gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, ngoài việc cùng với các cấp, ngành áp dụng các biện pháp xử lý, răn đe, chúng tôi cũng đã tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức. Trong đó, lấy cán bộ, đảng viên, các cá nhân đã từ bỏ nghề này ở các thôn làm gương và là nhân tố nòng cốt tác động đến người thân, cộng đồng về ý thức bảo vệ tự nhiên, tuân thủ các quy định pháp luật về cấm săn bắt, tiêu thụ các loài chim tự nhiên.

Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống