Nhiều doanh nghiệp cam kết giảm giá thịt lợn từ 1/4

15/15 doanh nghiệp (DN) lớn tham dự cuộc làm việc của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với các DN chăn nuôi sáng 30/3 cho biết sẽ đưa giá lợn xuất tại cửa chuồng về mức 70 nghìn/kg từ ngày 1/4 tới đây.

Nhiều doanh nghiệp cam kết giảm giá thịt lợn từ 1/4

Toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Để tiếp tục xây dựng, phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, đồng thời nhằm giảm áp lực của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường có buổi làm việc với 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn bàn giải pháp quyết tâm đưa giá thịt lợn hơi xuống 60 nghìn đồng/kg.

Trước mắt, đưa giá từ 75 nghìn đồng/kg xuống mức 70 nghìn; và lộ trình đến cuối quý II và quý III sẽ xuống mức 65 nghìn đến 60 nghìn đồng/kg.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, từ cuối năm 2019 đến nay, giá thịt lợn ở mức cao, đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tuy nhiên, từ giữa tháng 3/2020 đến nay, giá lợn hơi đã có chiều hướng giảm xuống.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN& PTNT cùng các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp… đã và đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh tái đàn lợn gắn với an toàn sinh học và kết nối nhập khẩu, góp phần bình ổn thị trường đối với mặt hàng này.

Trong cuộc làm việc, Bộ NN&PTNT đã đưa ra 2 giải pháp chính để giám giá lợn thời gian tới đó là: Kiểm soát, khống chế thành công dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) làm nền tảng đẩy mạnh tái đàn lợn gắn với an toàn sinh học; và thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa đảm bảo nguồn cung, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước.

Tái đàn đạt tỷ lệ cao

Theo số liệu thống kê, đến nay đã có 99% số xã dịch đã qua 30 ngày; có 41 tỉnh, thành phố không tái phát dịch. Hiện chỉ còn 106 xã (chiếm khoảng 1% tổng số xã của cả nước) của 22 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày. Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh DTLCP chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không áp dụng hoặc có áp dụng nhưng chưa bảo đảm yêu cầu vệ sinh phòng dịch, an toàn sinh học.

Về tình hình tái đàn lợn, tăng đàn lợn, theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y của các địa phương, đến ngày 10/3/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018). Trong đó, đàn lợn nái còn 2,72 triệu con, bao gồm 109 nghìn con cụ kỵ, ông bà, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống để tái đàn lợn.

Có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 3,64 triệu con. Có 21 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt từ 80 - 99% so với trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 10,35 triệu con.

Có 20 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt từ 50 - 79% so với trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 7,56 triệu con. Có 13 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt thấp nhất từ 31 - 49% so với trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 1,95 triệu con.

Với cơ sở vật chất sẵn có và năng lực sản xuất thức ăn, chăn nuôi an toàn sinh học… từ tháng 1/2020, các địa phương đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn; đầu tháng 3/2020 tổng đàn lợn đạt gần 24 triệu con (tăng hơn 2 triệu con so với tháng 12/2019); tốc độ tăng đàn bình quân 3 tháng đầu năm 2020 tăng 6,2%.

Dự kiến, tổng sản lượng thịt lợn năm nay phấn đấu đạt 3,9 triệu tấn; trong quý I đạt 811 nghìn tấn; quý II đạt 950 nghìn tấn, quý III đạt hơn 1 triệu tấn và quý IV là 1,083 triệu tấn.

Như vậy, đến cuối quý 2, đầu quý III nguồn cung từ chăn nuôi đã đáp ứng được khoảng trên dưới 90% nhu cầu thịt lợn, đến cuối quý III và quý IV sẽ đáp ứng đủ nhu cầu như mức cao nhất tháng 12/2018 trước khi DTLCP bùng phát.

Nhiều doanh nghiệp cam kết giảm giá thịt lợn từ 1/4

Các DN chăn nuôi đồng ý giảm giá lợn - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Quyết liệt thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã liên tục tổ chức nhiều cuộc họp, trực tiếp đến làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh tái đàn lợn an toàn, từng bước chủ động nguồn cung, góp phần bình ổn giá thịt lợn…

Kết quả, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn (như Công ty CP Việt Nam, Dabaco, Mavin, Masan, GreenFeed…) đã phối hợp, đồng hành cùng Chính phủ và hiện đã hạ giá bán lợn thịt xuống với giá từ 73.000 - 76.000 đồng/kg lợn hơi.

Cùng với đó, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng, từ cuối năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng cường nhập khẩu thịt lợn. Tính đến ngày 27/3/2020, số lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 39.191 tấn, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Hoa Kỳ 7,65%, LB Nga 2,62%,...

Để thực hiện mục tiêu tiếp tục kéo giảm giá thịt lợn, cùng với sự nỗ lực của Bộ NN& PTNT, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, cần sự chung tay vào cuộc của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 lây lan diện rộng, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; tổ chức nhập khẩu thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính xem xét, sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn; trong đó chính sách giảm, miễn thuế cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn từ Hoa Kỳ.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cần tổ chức kiểm soát tốt chuỗi cung ứng thịt lợn trên thị trường, không để xẩy ra tình trạng đầu cơ, thổi giá, nhất là ở các khâu trung gian.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân, doanh nghiệp đầu tư tái đàn, tăng đàn, mở rộng quy mô đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và cung cầu theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.

Ban Chỉ đạo 398 quốc gia và các địa phương, đặc biệt các địa phương phía Bắc tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép lợn, sản phẩm lợn ra khỏi Việt Nam.

Theo chinhphu

Đọc thêm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.