Nhiều nhà đầu tư BOT "trốn" bán vé tháng vì lo doanh thu giảm

Theo quy định tại Thông tư số 35/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông Vận tải quản lý: Vé thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm bao gồm: Vé lượt, vé tháng và vé quý.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư BOT khi triển khai thu giá dịch vụ lại không triển khai bán vé tháng, vé quý.

nhieu nha dau tu bot tron ban ve thang vi lo doanh thu giam

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng phản ánh, dù doanh nghiệp đã đề xuất nhiều lần nhưng chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng không đồng ý bán vé tháng, quý.

Tính trung bình, doanh nghiệp có vài trăm xe chạy tuyến cao tốc này với tần suất 2 lần đi - về, riêng chi phí vé lượt chiếm khoảng 20% doanh thu nên không lãi được là bao. Trong khi nếu được mua vé tháng, quý, chi phí này chỉ chiếm khoảng 2-3%.

Việc không bán vé tháng theo ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng, khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Mỗi chuyến xe phải mua vé lượt đến 2 lần, mất hơn 1,5 triệu đồng. Trong khi đó, nếu mua vé tháng chỉ trả khoảng 1,2 triệu đồng/xe (loại xe chở hàng bằng container 20 feet) và không hạn chế số lượt xe qua lại trạm thu phí.

"Chính vì vậy, doanh nghiệp vận tải hàng hóa Hải Phòng ít đi tuyến cao tốc này mà chọn tuyến đường 5 cũ có giá rẻ hơn", ông Tiến nói.

Kết quả kiểm tra, giám sát việc bán vé tại các trạm thu giá BOT của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, không chỉ riêng tuyến cao tốc, nhiều tuyến đường được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) vẫn còn chậm triển khai vé tháng, vé quý.

Cụ thể, trạm thu giá tại Km 2016 400 của Công ty CP Đức Thành Gia Lai thu hoàn vốn cho Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) đoạn từ cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước theo hình thức BOT.

Hay như trạm thu giá quốc lộ 1K thu hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ1K đoạn Km 3 300 - Km 12 987 (không bao gồm cầu Hóa An) trên địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh còn không thực hiện việc bán vé tháng, vé quý.

Lý giải về việc không thu phí, ông Nguyễn Trọng Đoàn, Chủ tịch HĐTV Công ty BOT quốc lộ 1K cho rằng, mức đầu tư cho tuyến đường lên đến trên 390 tỷ đồng, thời gian thu phí có 17 năm. Nếu bán vé tháng, doanh thu sẽ giảm từ 30-40%. Cần tăng thời gian thu phí lên 24 năm thì công ty mới có thể giải quyết bán vé tháng.

Còn ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, có tình trạng này là do nhà đầu tư muốn hạn chế ngày bán để không bị sụt giảm doanh thu.

Trước đây, Thông tư 159 quy định người dân mua bất kỳ ngày nào trong tháng cũng chỉ đến ngày cuối cùng của tháng là hết hạn. Thông tư 35 gần đây đã khắc phục việc này bằng quy định phải tính tròn một tháng, dù mua bất kỳ ngày nào. Nhiều nhà đầu tư đang lợi dụng không tính theo Thông tư 35 mà lại tính theo Thông tư 159.

Về bán vé tháng, quý đối với các trạm thu giá đường bộ, ông Huyện lý giải, đa số các trạm thu giá BOT hiện đang thu theo phương thức thu hở. Nhược điểm của cách thu này là không biết người tham gia giao thông đi hết bao nhiêu km đường, nên phải quy định bán vé tháng, vé quý. Ngược lại, đối với các tuyến cao tốc, trừ tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, đều thu theo phương thức thu kín, xe đi bao nhiêu km trả tiền bấy nhiêu nên không cần phải quy định bán vé tháng, vé quý.

"Chỉ có trạm BOT trên đường cao tốc mới được bán vé theo lượt, còn lại tất cả các trạm thu phí khác đều phải thực hiện bán vé tháng theo quy định", ông Huyện nói.

Trước đó, đầu tháng 11/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản phê bình 4 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Đầu tư cầu Mỹ Lợi, Công ty CP Đầu tư Đồng Thuận, Công ty TNHH BOT QL1K, Công ty CP Đức Thành Gia Lai vì thực hiện bán vé tháng, vé quý không đúng quy định tại Thông tư số 35/2016.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các nhà đầu tư nghiêm túc thực hiện việc bán vé tháng, vé quý theo đúng quy định. Đồng thời, thông báo công khai, niêm yết các thông tin về mức giá.

Bộ cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các đơn vị theo thẩm quyền.

Theo Kiều Linh/VnEconomy

Đọc thêm

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.