Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

(Baohatinh.vn) - Dù cuộc sống còn những khó khăn nhưng đến thời điểm này, phần lớn các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn đã được chăm lo chốn an cư sau khi chấp thuận việc di dời để giải tỏa khu tập thể Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh (phường Bắc Hà - Thành phố Hà Tĩnh).

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Bà Châu và em Nhung thường xuyên có mặt ở công trình làm nhà cho cựu TNXP Nguyễn Thị Huấn

1. Ngôi nhà của cựu TNXP Nguyễn Thị Huấn ở phường Văn Yên những ngày tháng 11 đang được gấp rút hoàn thành các hạng mục để đón bà về ở trước mùa đông năm nay. Chủ nhân căn nhà - một cựu TNXP đã hơn 70 tuổi, sức khỏe yếu vẫn đang điều trị bệnh. Người đứng chủ thay bà, lúc đầu chỉ có người bạn tốt bụng ở phường Bắc Hà - bà Dương Thị Châu. Sau khi thông tin lan tỏa trên Báo Hà Tĩnh, đã có thêm sự đồng hành cô gái 9X Nguyễn Thị Nhung - cán bộ Trại tạm giam Cầu Đông.

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Những lô gạch ốp lát vừa xin về được phân loại để chuẩn bị sử dụng

Nhung kể, “đọc xong bài báo viết về ngôi nhà đang xây dang dở, em liên hệ ngay với bà Châu và tìm đến khu tập thể gặp bà Huấn. Nhìn cảnh bà đang tạm nán lại trong căn phòng đã xập xệ, dột nát của khu tập thể, em nóng ruột vô cùng. Em chụp lại những hình ảnh ấy, kèm theo bài viết của Báo Hà Tĩnh và bắt đầu hành trình kết nối những tấm lòng, cố gắng xoay xở để hoàn thành ngôi nhà sớm ngày nào hay ngày đó.

Rất may là các bạn đoàn viên ở Trại tạm giam Cầu Đông và Đại học Hà Tĩnh đã cùng chung sức giúp đỡ, quyên góp tiền và đi xin thêm vật liệu về hoàn thiện nhà cho bà Huấn. Phát hiện công trình nào giải tỏa, bọn em đến xin những vật liệu có thể tận dụng như xỉ để san nền làm sân, ngói để lợp chái bếp, công trình phụ phía sau nhà. Ở các cửa hàng gạch, bọn em xin lại những loại gạch đã thanh lý, sau đó về phân loại, loại đẹp để lát phòng khách, còn lại là phòng ngủ, ngăn bếp và công trình vệ sinh."

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Một buổi phát động quyên góp tiền hỗ trợ làm nhà ở cho cựu TNXP của các đoàn viên thanh niên Trại tạm giam Cầu Đông và Trường Đại học Hà Tĩnh

“Có lần xin thêm được khá nhiều gạch của một công trình cũ để xây tường rào thì vừa lúc trời tối, lại mưa to. Vậy là các bạn đoàn viên thanh niên cùng hò nhau đến bốc vác rồi gọi xe thồ chuyển về. Mệt nhưng ai cũng vui vì đã góp chút công sức để tri ân cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt này”.

Bám sát công trình, nhiều hôm bà Châu phải trùm mền sạp hàng rau giữa buổi chợ. Còn Nhung, sau giờ làm việc cũng phải bỏ hết hẹn hò, vui chơi để kết nối với các đơn vị đến giúp ngày công, hoặc lo tập kết vật liệu, giám sát, đôn đốc nhóm thợ thi công...

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Các đoàn viên thanh niên tình nguyện vận chuyển ngói về lợp nhà bếp cho bà Huấn

Được đón nhận những tình cảm này, bà Huấn cứ nhắc đến là rơi nước mắt cảm động: “Cuộc đời tôi như tan biến bao nỗi cô đơn, thiệt thòi. Bỏ tuổi xuân ở chiến trường, không có mái ấm riêng tư, nhưng các tấm lòng sẻ chia của bạn bè, cộng đồng, đặc biệt là tình yêu thương, tri ân của thế hệ trẻ đã mang đến cho tôi niềm hạnh phúc thật lớn lao”.

2. Ở thôn Bình, xã Thạch Hưng, ngôi nhà mới của gia đình cựu chiến binh Hoàng Thị Nhung đã trở thành nơi an cư cho 6 nhân khẩu cùng sinh sống. Những tháng ngày hoang mang, lo lắng khi hay tin khu tập thể cả gia đình gắn bó bao năm bị giải tỏa giờ chỉ còn trong ký ức.

Với sự đồng hành của bà Châu trong quá trình gõ cửa các cấp ngành chức năng, bà Nhung đã được cấp 300m2 đất. Với một số tiền hỗ trợ và vay ngân hàng, hiện bà Nhung đã có ngôi nhà khang trang, lại còn dư một số đất làm “của để dành”.

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Sau khi nơi ở cũ bị giải tỏa, gia đình CCB Hoàng Thị Nhung đã có ngôi nhà mới khang trang

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Ngoài ngôi nhà mới, gia đình bà Nhung còn để dành khoảng 150m2 đất, phòng khi khó khăn sẽ bán để trả khỏa nợ vay ngân hàng để làm nhà.

“Khi có tin khu tập thể bệnh viện giải tỏa, tôi gần như bế tắc. Chồng đã mất từ lâu, 2 người con thì đứa ốm đau thường xuyên, gia đình con trai cả vợ chồng không có nghề nghiệp. May mắn nhất trong đời tôi là đã có bà Châu làm điểm tựa. Nhờ kiên trì đi lại gõ cửa chính quyền phường, thành phố, đến tỉnh, tôi mới có mảnh đất này. Rồi ngôi nhà này cũng do bà Châu tìm người thiết kế, tìm thợ xây dựng. Không có bà Châu chắc gia đình tôi không có ngày hôm nay."

3. Ngoài bà Huấn, bà Nhung và 3 cựu TNXP đã được sự hỗ trợ về quê sinh sống, hiện ở khu tập thể bệnh viện chỉ còn duy nhất gia đình bà Nguyễn Thị Thìn. Chồng bà Thìn là thương binh, đã mất từ năm 1985; bà có 3 người con thì 2 gia đình con trai với 8 con người đang cùng sinh sống với bà trong căn hộ tập thể. Hiện tại, gia đình con trai thứ 2 do chỗ ở quá chật chội đã chuyển về ở tạm với ông bà ngoại. Theo Chủ tịch UBMTTQ phường Bắc Hà Nguyễn Duy Hải thì thành phố đã đồng tình về mặt chủ trương và gia đình bà Thìn đang thực hiện các thủ tục để xin phương án hỗ trợ đất ở phù hợp nhất.

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Hiện chỉ có gia đình cựu TNXP Nguyễn Thị Thìn chưa có nơi ở mới, gia đình với 3 thế hệ đang phải ở lại khu tập thể trong diện giải tỏa

Tuy nhiên, bà Thìn đang canh cánh nỗi lo vì bản thân 2 năm nay đang điều trị bệnh ung thư, cho dù có đất thì để làm được nhà thực sự là cả gánh nặng quá sức. “Mong sao lúc đó tôi cũng may mắn nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng như bà Huấn, bà Nhung để ước mơ nhà ở trở thành hiện thực”, bà Thìn bày tỏ.

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Bà Châu (bên trái) cũng là điểm tựa của bà Thìn (bên phải) trong suốt quá trình tìm phương án chỗ ở sau khi khu tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh giải tỏa

4. Trong những câu chuyện lo chốn an cư của những gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn sau khi giải tỏa khu tập thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh, luôn có hình ảnh của người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu - bà Dương Thị Châu. Mưu sinh với nghề bán rau ở gần khu tập thể, hiểu rõ hoàn cảnh từng gia đình, bà Châu như ngồi trên đống lửa khi nhìn cảnh những cựu TNXP, CCB chưa tìm được chốn nương thân. Là cán bộ hành chính về hưu, bà giúp các gia đình làm đơn trình bày hoàn cảnh và cùng họ gõ cửa các cấp, ngành để sớm xin đất ở, làm được ngôi nhà kiên cố.

“Những gia đình chưa có nhà ở đều yếu thế, họ tự ti, ngại ngần, thiếu kiến thức xã hội và không có khả năng lo toan, sắp xếp cho mình. Vì vậy, nếu không có người thực sự ở bên họ, đồng hành cùng họ thì sẽ rất khó để lo được chốn an cư lâu dài. Tôi cũng từng đi bộ đội nên không thể yên lòng khi nhìn những gia đình chính sách như bà Huấn, bà Nhung, bà Thìn… chưa ổn định cuộc sống sau khi khu tập thể giải tỏa. Tôi cùng với cháu Nhung đang trăn trở, lên kế hoạch để đề xuất các cấp ngành, kêu gọi cộng đồng tiếp tục giúp đỡ bà Thìn - người còn lại chưa có nơi ở mới - xây dựng nhà ở sau khi được cấp đất”- bà Châu chia sẻ.

Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?

Bà Châu và em Nhung chia sẻ mong muốn, sau khi ngôi nhà bà Huấn được hoàn thành, cả cộng đồng sẽ tiếp tục cùng đồng hành hỗ trợ bà Thìn có được chốn an cư

Hy vọng, những lời gan ruột của bà Châu và trăn trở của em Nhung cũng chính là tâm nguyện chung của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể thành phố Hà Tĩnh; của các nhà hảo tâm và của cả cộng đồng xã hội. Để khi ngắm nhìn đô thị Thành Sen xóa bỏ những khu tập thể xập xệ, cũ nát, vươn mình đẹp đẽ, khang trang, không còn phải gợn nỗi băn khoăn về những cảnh đời như thế...

  • Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?
    Bạn đọc Báo Hà Tĩnh chung tay xây dựng nhà cho cựu TNXP

    Chưa đầy 1 tuần sau khi nhận thông tin từ bài báo “Câu chuyện cổ tích dở dang và điều ước mái nhà cho cựu TNXP” đăng trên Báo Hà Tĩnh điện tử, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã huy động các nguồn lực, kịp thời tiếp sức cho bà Nguyễn Thị Huấn (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh). Số tiền 20 triệu đồng vừa được trao tận tay bà Huấn; đồng thời, hàng chục ĐVTN cũng đang chung sức đẩy nhanh tiến độ thi công ngôi nhà.

  • Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?
    Câu chuyện cổ tích dở dang và điều ước mái nhà cho cựu TNXP

    Mấy tháng nay, cựu TNXP Nguyễn Thị Huấn (71 tuổi) thường xuyên nằm viện. Ngôi nhà nhỏ xây dựng dở dang ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh đành nhờ vào người hàng xóm tốt bụng. Thế nhưng, một mình người hàng xóm nhân hậu làm nghề bán rau sẽ không thể làm nên câu chuyện cổ tích nếu như không có thêm những mạnh thường quân.

  • Những gia đình chính sách khó khăn ở khu tập thể BVĐK Hà Tĩnh cũ bây giờ ra sao?
    70 triệu xây nhà tình nghĩa cho cựu thanh niên xung phong

    Sáng 29/6, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Tĩnh phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho cựu TNXP Lê Thị Đào ở thôn Long Hải (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà).

Đọc thêm

Cảm ơn đồng bào!

Cảm ơn đồng bào!

Trong cơn hoạn nạn do bão Yagi gây ra, người Hà Tĩnh cùng đồng bào cả nước đã chung tay cùng bà con miền Bắc khắc phục khó khăn, tái thiết sau thiên tai. Giờ đây, những bản làng, thôn xóm trên ấy đã xôn xao nhịp sống mới...
Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Nguyễn Nam Tiến - Trường THCS Kỳ Long (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành niềm tự hào khi trở thành thủ khoa môn KHTN - B (Hóa học) trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 vừa qua.