Những khu tập thể nguy cơ sập đổ: Chờ gì mà chưa giải tỏa?!

(Baohatinh.vn) - Ngay giữa trung tâm TP Hà Tĩnh đang tồn tại những khu tập thể được xây dựng từ hàng chục năm qua và đang là nơi tá túc, sinh sống của hàng trăm hộ dân. Các khu tập thể này có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, không chỉ ảnh hưởng tới tính mạng của người dân mà còn làm nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa

Khu tập thể BVĐK tỉnh với mặt tiền đường Nguyễn Công Trứ nhếch nhác, mất mỹ quan...

Sống trong sợ hãi

Đến khu tập thể Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh ở tổ dân phố 13, phường Bắc Hà, không khó để có thể bắt gặp những hình ảnh nhếch nhác, các dãy nhà hư hỏng và xuống cấp ngày một nghiêm trọng. Đặc biệt, các dãy nhà đều có chung một điểm là vá víu, chật chội, môi trường tối tăm, ẩm thấp. Đây đang là nơi tá túc và sinh sống của 130 hộ, 378 nhân khẩu, hầu hết là cán bộ, viên chức BVĐK tỉnh và ngành y tế.

Ông Trần Xuân Dâng – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, khu tập thể này được xây dựng từ năm 1975, tiền thân là trụ sở của Công ty Xây dựng số 4. Năm 1982, Bệnh viện 2 Nghệ Tĩnh (nay là BVĐK Hà Tĩnh) chuyển từ xã Thạch Điền (Thạch Hà) về tiếp quản và trở thành khu điều trị của bệnh viện. Đến năm 1990, nhằm đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, BVĐK Hà Tĩnh được xây dựng mới tại đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Bắc Hà. Từ đó đến nay, khu bệnh viện cũ (gồm 11 dãy nhà cấp 4 với 130 gian) được sử dụng là nơi ở của cán bộ, viên chức BVĐK Hà Tĩnh và ngành Y tế.

nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa
nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa

Nhà cửa xập xệ chực đổ bất cứ lúc nào. Ảnh: Thanh Hoài - Nam Giang

Bà Nguyễn Thị Nghĩa - nguyên cán bộ BVĐK tỉnh cho biết, bà được cơ quan phân cho 1 phòng từ năm 1990. 26 năm qua, lần lượt thế hệ con, cháu bà được sinh ra, lớn lên trong khu tập thể này. Hiện, cả 3 thế hệ (4 người) trong gia đình bà cùng ở 1 gian và kể cả diện tích cơi nới cũng chưa đầy 40 m2. Khoảng 10 năm trở lại đây, tình trạng xuống cấp ngày càng nặng hơn khi những thanh xà gồ, rui mèn bị mối mọt, ngói bị mục, tường nhà bong tróc, xuất hiện nhiều vết nứt dài. “Không chỉ gia đình tôi mà các hộ ở khu tập thể này đều sống trong cảnh nơm nớp lo lắng, nguy cơ sụp đổ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Ngày mưa, trong nhà ướt như ngoài trời” - bà Nghĩa nói.

nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa

Khu vệ sinh, hệ thống thoát nước tạm bợ. Ảnh: Nam Giang

Không chỉ phải lo “chạy mưa”, người dân ở trong các dãy nhà tập thể này còn thường trực nỗi lo chập điện, cháy nổ. Hệ thống đường dây điện ở đây được các hộ đấu nối chằng chịt như mạng nhện. Hầu như nhà nào cũng sử dụng điều hòa, bình nóng lạnh và nhiều thiết bị dùng điện khác nhưng việc đầu tư hệ thống đường dây đảm bảo công suất lại rất sơ sài. “Tâm lý ai cũng nghĩ chỉ ở tạm một thời gian rồi chuyển đi chỗ khác nên không ai đầu tư. Vào tháng cao điểm mùa hè, thỉnh thoảng cư dân ở đây lại thót tim chứng kiến cảnh chập điện. May chưa có cháy nhà, chết người xẩy ra” - một người dân ở khu tập thể cho biết.

nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa
nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa
nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa

Nguy cơ cháy nổ từ "mạng nhện" dây điện. Ảnh: Thanh Hoài - Nam Giang

Ngay cạnh khu tập thể BVĐK tỉnh là các khu tập thể của CBCNV Bảo tàng, Thư viện tỉnh và Đoàn nghệ thuật Hồng Lĩnh. Đây cũng là những dãy nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm đầu chia tách tỉnh 1991. Mặc dù được xây dựng sau so với khu tập thể BVĐK tỉnh nhưng tình trạng hư hỏng, xuống cấp cũng không thua kém.

Đặc biệt, khu vực này cốt nền thấp hơn so với xung quanh nên chỉ một trận mưa nhỏ là hàng chục gia đình bì bõm lội nước. Ngoài ra, hệ thống thoát thải nước sinh hoạt từ các hộ đến mương công cộng thường xuyên bị tắc nghẽn, gây ô nhiễm môi trường cả khu vực.

Dừng ngay việc khai thác, sử dụng

Ông Lê Quang Đức - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh cho biết, thực trạng xuống cấp của các khu tập thể không chỉ ảnh hưởng tới tính mạng của người dân mà còn làm nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, UBND thành phố đã đề nghị UBND tỉnh và Sở Y tế có văn bản dừng khai thác, sử dụng đối với các dãy nhà ở thuộc khu tập thể BVĐK tỉnh. Đối với diện tích đất sau khi giải tỏa sẽ được thành phố quy hoạch lại và đầu tư xây dựng công trình phù hợp, đảm bảo yêu cầu phát triển của thành phố.

nhung khu tap the nguy co sap do cho gi ma chua giai toa

Dừng khai thác, sử dụng khu tập thể này là điều cần sớm được thực hiện để tránh những sự cố đáng tiếc về tính mạng, tài sản của người dân và đảm bảo mỹ quan, văn minh đô thị.

Cũng theo ông Đức, hiện tỉnh đang có chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Theo đề xuất của thành phố cũng như ngành Y tế, những hộ từng ở khu tập thể này nên được xem xét ưu tiên khi mua nhà.

Khi nghe thông tin về việc sẽ giải tỏa khu tập thể, hầu hết các cư dân đây đều đồng tình cao, mặc dù họ xác định phải vất vả để đi thuê địa điểm mới. Cũng theo nhiều hộ dân, để tồn tại ở khu tập thể này hàng chục năm qua, các hộ đã bỏ không ít kinh phí để nâng cấp, cải tạo. Vì vậy, nếu giải tỏa thì mong được hỗ trợ một phần kinh phí mà họ đã bỏ ra. “Việc mua đất, làm nhà đối với nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế là rất khó khăn. Vì vậy, đề nghị tỉnh sớm triển khai xây dựng nhà ở xã hội, bán với giá ưu đãi để những người có thu nhập thấp có điều kiện tiếp cận” - Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Xuân Dâng đề nghị.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.