Những người không nên ăn lạc luộc

Lạc (đậu phộng) là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày tốt cho sức khỏe mà lại rẻ tiền, dễ kiếm. Lạc chứa lượng lớn steroid thực vật, một chất có lợi cho sức khỏe con người. Lạc mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Tác dụng của lạc với sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng của lạc với sức khỏe được đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:

Giảm các nguy cơ gây nên bệnh ung thư

Trong thành phần của lạc chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các triệu chứng của ung thư dạ dày. Nếu bạn ăn lạc thường xuyên có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng.

Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Với hàm lượng dinh dưỡng gồm chất béo không no đơn, lạc còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác bao gồm vitamin E, folate, protein và mangan đều có vai trò trong việc tăng cường sức khỏe của tim mạch. Ngoài tác dụng giữ cho trái tim khỏe mạnh do lạc có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà lạc còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch, kiểm soát béo phì...

Những người không nên ăn lạc luộc

Một vài nghiên cứu gần đây chứng minh được thành phần giàu chất chống oxy hoá có trong lạc giúp phụ nữ giảm nguy cơ bị sỏi thận tới 25% khi áp dụng khẩu phần ăn lạc mỗi tuần với 28gam lạc.

Mặc dù lạc được biết đến với thành phần hợp chất giúp bảo vệ tim mạch, nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều. Nguyên nhân, nó có thể là nguy gây tăng cân ở những người sử dụng lạc quá mức trong bữa ăn hàng ngày.

Lạc giúp tăng cường trí nhớ

Hợp chất resveratrol trong lạc có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu tới não. Hơn nữa, vitamin B3 trong lạc còn chức tăng cường các chức năng bộ não của cơ thể.

Ngoài ra, trong lạc còn chứa hàm lượng acid amin trytophan có vai trò quan trọng trong việc sản sinh serotonin. Vì vậy sử dụng lạc cũng có thể có lợi ích tiềm năng trong việc phòng ngừa triệu chứng trầm cảm.

Lạc có lợi ích giúp phòng ngừa sỏi mật

Ăn lạc có tác dụng gì? Lạc có thể giúp giảm 25% yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng sỏi mật

Lạc giúp giảm cân an toàn

Lạc chứa nhiều cellulose hữu ích, góp vai trò loại bỏ chất ra khỏi cơ thể, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, thành phần trong lạc giúp giảm cân an toàn tự nhiên, với việc khống chế sự thèm ăn, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể từ đó giúp bạn có thể giảm cân mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Những người không nên ăn lạc

Người bị bệnh gút

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, nguyên nhân gây bệnh gút là do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Nếu ăn chế độ nhiều chất béo sẽ làm lượng uric trong máu tăng khiến bệnh nặng hơn.

Trong khi đó lạc lại chứa nhiều protein, chất dầu vì vậy nếu ăn lạc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh nặng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường

Kiểm soát chế độ dinh dưỡng để lượng đường không tăng lên. Việc sử dụng chất béo cũng không được quá 30g mỗi ngày. Trong khi đó 18 hạt lạc sẽ tương đương với 10g chất béo.

Vì vậy, việc ăn lạc với người bệnh tiểu đường là vô cùng có hại.

Người bị cao huyết áp

Tương tự với người tiểu đường và người bệnh gút, người cao huyết áp ăn nhiều dầu ăn sẽ làm tăng huyết áp, động mạch xơ cứng, gây nguy hiểm cho bạn.

Người hay bị nóng trong

Theo Đông y lạc vị ngọt, tính nóng có thể gây nóng trong. Do đó những người bị nhiệt, hay bị mụn, nóng trong không nên ăn lạc. Vì ăn lạc sẽ khiến bạn khó thở và khiến cơ thể nóng thêm.

Người vừa phẫu thuật túi mật

Thông thường khi ăn lạc sẽ khiến kích thích dịch mật tăng tiết có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người mới phẫu thuật túi mật thì lại không nên ăn lạc.

Vì khi cắt bỏ túi mật, cơ thể không có sự dự trữ mật gây khó khăn trong tiêu hóa. Lạc chứa chất béo nên khó tiêu hóa. Nếu ăn vào sẽ gây hại cho gan.

Người bị bệnh phù thũng

Lạc chứa hoạt chất có tác dụng làm đông máu tạm thời. Nếu những người bị phù thũng, ăn lạc sẽ khiến khiến cơ thể tổn thương, máu ứ động khiến tình trạng phù thũng trầm trọng hơn.

Theo VTC News

Đọc thêm

Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?