Chuối, vải: là những loại hoa quả nhiệt đới và chúng rất kỵ môi trường lạnh. Nếu cho những loại quả này vào tủ lạnh thì không những biến màu vỏ chuyển sang màu đen nhìn mất thẩm mỹ mà còn làm thất thoát hàm lượng dưỡng chất vốn có.
Chocolate: Để trong tủ lạnh sẽ làm bề mặt của chocolate dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng. Ngoài ra, với điều kiện hơi ẩm sẽ tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Khoai tây: Trong môi trường lạnh, tinh bột trong khoai tây dễ dàng bị chuyển thành đường làm giảm hương vị thơm ngon.
Cà chua: Không chỉ riêng gì cà chua, cả những loại quả có nhiều nước cũng nên hạn chế cho chúng vào tủ lạnh. Vì việc cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm cho chúng dần héo đi và không còn tươi ngon như lúc đầu.
Hành, tỏi: Có thể bị mốc khi để trong tủ lạnh trong thời gian quá lâu. Nếu hành đã được cắt ra, thì các lớp của chúng sẽ bắt đầu khô dù đã bọc rất cẩn thận.
Dưa hấu: Cất dưa hấu vào trong tủ lạnh dễ làm dưa bị úng, còn làm cho dưa hấu thất thoát một lượng các chất chống oxy hóa.
Lá rau xanh: Những loại rau có lá như rau muống, mồng tơi, rau cải, rau ngót…thì đều không nên bảo quản trong tủ lạnh, vì như vậy sẽ làm cho lá rau nhanh bị khô.
Cơm: Nhiệt độ lạnh làm cho tinh bột khô cứng khiến cơm không còn mùi vị thơm ngon như ban đầu. Người ăn cơm này vào sẽ rất khó tiêu hoá.
Bánh mì: Bánh mì rất dễ bị khô cứng và nhiễm khuẩn khi bạn đặt chúng vào trong tủ lạnh.
Mật ong: Mật ong khi được bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ bị kết tinh và đông cứng làm mất đi một lượng dưỡng chất nhất định.
Tương ớt: Hương vị và chất lượng của tương ớt có thể được giữ nguyên tới 3 năm nếu bạn lưu trữ chúng trong nhiệt độ phòng thay vì tủ lạnh.
Bơ chưa chín: Nếu để ngay bơ chưa chín vào trong tủ lạnh sẽ ngăn cản quá trình chín của bơ. Thực tế bơ sẽ rắn lại và không có hương vị ngon, bùi như những quả để bên ngoài.
Nước mắm: Theo nghiên cứu thì nước mắm không nên cho vào tủ lạnh, bởi nó gây mùi.