Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Chăm sóc dinh dưỡng và hạ sốt là những yếu tố quan trọng cần thiết đối với người bệnh sốt xuất huyết.

1. Sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở nước ta. Bệnh lây truyền do muỗi vằn đốt người mắc bệnh và truyền virus Dengue sang cho người lành. Bệnh thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên bệnh gặp nhiều nhất vào mùa mưa do đây là mùa sinh sôi nảy nở của muỗi.

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Nếu gia đình có người mắc sốt xuất huyết mà điều trị không đúng rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Nhiều người cho rằng đã mắc sốt xuất huyết thì đã có miễn dịch và không mắc lại nữa, nhưng thực tế không phải như vậy.

Sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra và virus Dengue được phân loại thành 4 tuýp. Nên khi mọi người mắc sốt xuất huyết thì chỉ mắc 1 tuýp của virus Dengue thôi và sẽ có miễn dịch bền vững với tuýp đó. Tuy nhiên còn 3 tuýp virus Dengue khác chúng ta vẫn có thể mắc.

Chính vì vậy một người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại. Trừ khi bạn mắc 4 lần sốt xuất huyết thì bạn sẽ không mắc lại nữa.

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ mắc sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn sốt: trong vòng 3-4 ngày đầu, bé đang khỏe mạnh bỗng đột ngột sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đau đầu, đau mỏi người, đau nhức mắt, có thể có hắt hơi, sổ mũi. Với những em bé nhỏ có thể có rối loạn tiêu hóa , chán ăn, buồn nôn, nôn,… Da em bé có thể đỏ hơn so với bình thường gọi là sung huyết. Đôi khi có những chấm xuất huyết nhỏ.

Một số biểu hiện của sốt xuất huyết giai đoạn này thường nhầm lẫn với các bệnh khác như cúm, sởi, Rubella, hoặc COVID-19.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm, còn gọi là giai đoạn xuất huyết. Thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Ở giai đoạn này sốt bắt đầu giảm, có bé còn hạ nhiệt độ nhưng bé có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần theo dõi sát trẻ, có thể xuất huyết từ nhẹ đến nặng.

Xuất huyết ở giai đoạn này có thể chỉ là các nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, kèm theo đó em bé cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nặng hơn nữa em bé có thể xuất huyết niêm mạc ví dụ như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở bé gái lớn hơn đã dậy thì có thể bị rong kinh hoặc cường kinh. Nặng hơn nữa, em bé có thể bị xuất huyết tiêu hóa hoặc xuất huyết não. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, trẻ có thể đi ngoài phân đen, có thể nôn ra máu,. Nguy hiểm hơn là xuất huyết não, trẻ có thể co giật, ngủ li bì,…

Chính do hiện tượng thoát dịch giai đoạn này mà làm cho em bé có thể bị cô đặc máu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khi bé bị sốt xuất huyết có dấu hiệu vật vã, kích thích hoặc li bì, nôn nhiều… kèm theo nôn nhiều hoặc đau bụng ngày một tăng lên mà không rõ nguyên nhân hay đau đầu dữ dội, gia đình cần cho em bé đi viện khẩn cấp.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, thường vào ngày thứ 6-7 của bệnh, trẻ dần dần hồi phục, sẽ hết sốt, tiểu cầu và bạch cầu tăng. Tình trạng của em bé tốt dần lên.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến sức khỏe của trẻ khi bị sốt xuất huyết.

3. Hạ sốt và bù nước là quan trọng trong điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết mà chủ yếu dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và theo dõi sát diễn biến của trẻ 24/24h. Quan trọng nhất trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà là hạ sốt và bù dịch.

Hạ sốt:

Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ mới nên dùng thuốc hạ sốt. Ưu tiên dùng thuốc hạ sốt hoạt chất paracetamol, nên dùng thuốc đơn chất paracetamol với liều dùng 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần, cách 4-6 giờ/lần.

Kết hợp hạ sốt bằng chườm mát cho em bé ở nách, bẹn, lau người toàn thân với nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 độ C giúp hạ sốt nhanh hơn.

Lưu ý: Không nên dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin, ibuprofen vì có thể làm tình trạng xuất huyết nguy hiểm hơn.

Bù nước: Khi trẻ bị sốt do bất cứ nguyên nhân nào thường bị mất nước và điện giải nên cần được bù nước điện giải. Trong sốt xuất huyết thì dịch ở trong lòng mạch thường bị thoát ra ngoài người ta gọi là hiện tượng thoát huyết tương làm cho máu của bé cô đặc hơn. Chính vì vậy chúng ta cần phải bù dịch cho em bé ngay và càng sớm càng tốt. Quan trọng là cần phải bù dịch đúng cách.

Có thể bù bằng đường uống hoặc đường truyền. Tốt nhất khi bé uống được thì nên bù nước điện giải cho bé bằng đường uống. Dung dịch oresol là một loại dung dịch giúp bù nước và điện giải nhanh và an toàn.

Cần chú ý, trên thị trường có rất nhiều loại oresol. Khi pha oresol bù dịch cho trẻ cần pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn. Nếu nhà sản xuất khuyến cáo pha với 200ml nước thì cần đong đủ 200ml nước.

Tuyệt đối tránh tình trạng mẹ nghĩ con còn nhỏ nên uống ít nước và pha gói oresol với ít nước. Khi em bé uống oresol với nồng độ đậm đặc như vậy sẽ bị rối loạn nước, điện giải nặng hơn, có thể gây ra tình trạng hôn mê, co giật, tổn thương não.

Ngoài việc pha oserol đúng cách, cha mẹ cần cho trẻ uống từ từ từng chút một. Nếu dung dịch oserol đã pha không uống hết trong vòng 24 giờ thì cần bỏ đi và pha mới cho trẻ uống.

Cha mẹ có thể bù dịch cho trẻ bằng các loại như nước cam, nước dừa, nước chanh, sinh tố, nước lọc...

Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động mạnh, vệ sinh thân thể và chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt. Mặc quần áo thoáng mát. Súc miệng với nước muối loãng ấm.

Dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc bé bị sốt xuất huyết. Chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ: cần tiếp tục cho bé bú mẹ và cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường. Tăng bữa bú lên 8-10 bữa / ngày và thời gian cho bé bú cũng lâu hơn.

Với trẻ đã ăn dặm: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất. Ưu tiên thức ăn giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, nấm, nấu súp với rau củ quả để đảm bảo đủ chất.

Các bé ốm mệt nên có thể không muốn ăn, cha mẹ có thể cho con ăn chia nhỏ làm nhiều bữa, mỗi bữa một ít để đảm bảo đủ năng lượng cho em bé.

Tăng cường vitamin bằng các loại hoa quả mềm, rau củ quả nhiều màu sắc. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, nước sinh tố, uống thêm sữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch.

Tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho em bé. Không ăn thức ăn có màu đỏ, màu đen hoặc màu nâu vì khi trẻ đi tiêu dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga, những loại nước uống có nồng độ đường cao như cocacola, soda hoặc nước mật ong.

Cha mẹ cũng không cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết:

Không nên cạo gió cho em bé vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết. Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ.

Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin vì các thuốc này có thể làm cho tình trạng xuất huyết nặng hơn.

Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận. Còn có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.

Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ tới các bệnh viện uy tín để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.