Niềm đam mê Truyện Kiều của gia đình cô giáo dạy Hóa - Sinh ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cô giáo Trần Thị Xuân Thu dạy môn Hóa - Sinh (Trường THCS Nguyễn Trãi, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã học thuộc trọn vẹn 3.254 câu trong tác phẩm Truyện Kiều và trao truyền, lan tỏa tình yêu những câu Kiều đến các thành viên trong gia đình.

Từ niềm đam mê của mẹ, bé Tùng Lâm đã thuộc 400 câu Kiều với phong thái biểu cảm

Niềm đam mê Truyện Kiều của gia đình cô giáo dạy Hóa - Sinh ở Hà Tĩnh

Cô Thu (hàng trên cùng, thứ 2 từ phải sang) giành giải nhì cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều” huyện Nghi Xuân năm 2019.

Là giáo viên bộ môn Hóa - Sinh nhưng cô Xuân Thu lại có tình yêu và niềm đam mê đặc biệt với Truyện Kiều. So với các đồng nghiệp dạy môn Văn, cô Thu không có nhiều thời gian, điều kiện để đọc và giảng về Truyện Kiều trong các giờ lên lớp. Nhưng bù lại, cô đã được mẹ truyền niềm đam mê qua lời ru, câu hát từ những ngày thơ bé.

Cô Thu chia sẻ: “Ngày bé, mỗi lần thấy mẹ ru em, tôi không biết đó là những câu Kiều mà cứ nghĩ là ca dao bởi vì nó quá thân thuộc. Nghe mãi thành quen, thành thuộc và yêu Truyện Kiều lúc nào không hay. Khi lớn lên, tôi được mẹ cho đi theo mỗi lần bà diễn trò Kiều nên càng say mê”.

Niềm đam mê Truyện Kiều của gia đình cô giáo dạy Hóa - Sinh ở Hà Tĩnh

Truyện Kiều là niềm đam mê từ thời thơ bé của cô Thu.

Sau những giờ lên lớp, cô Thu tìm đến Truyện Kiều để thỏa niềm đam mê. Cũng như hầu hết những người yêu mến và am hiểu Truyện Kiều, cô Thu cho rằng, để học Truyện Kiều không hề dễ. Bởi lẽ, Truyện Kiều có nhiều điển tích, điển cố, từ Hán Việt, từ cổ, muốn đọc hiểu phải xem kỹ phần chú giải, tìm đọc thêm tài liệu liên quan nên mất rất nhiều thời gian, công sức.

Bên cạnh đó, việc đọc quá nhiều câu trong Truyện Kiều cũng dễ gây nhầm lẫn giữa các đoạn vì tác phẩm có nhiều câu, từ lặp đi lặp lại. Nếu không hiểu cốt truyện, bối cảnh, diễn biến của câu chuyện thì rất dễ bị rơi vào “ma trận” của những câu thơ lục bát.

Niềm đam mê Truyện Kiều của gia đình cô giáo dạy Hóa - Sinh ở Hà Tĩnh

Cậu bé Tùng Lâm (bên phải) là “người bạn tâm giao” của mẹ trong hành trình chinh phục kiệt tác Truyện Kiều.

Dù vậy, với tình yêu và niềm đam mê từ thời thơ bé, cô Thu vẫn quyết tâm “chinh phục” kiệt tác này. Hưởng ứng cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều” năm 2019 do huyện Nghi Xuân tổ chức, cô đã giành giải nhì khi đọc thuộc 1.500 câu Kiều và trả lời xuất sắc những câu hỏi liên quan của ban tổ chức.

Năm nay, dù cuộc thi không được tổ chức như dự kiến nhưng để tỏ lòng tưởng nhớ Đại thi hào và thể hiện niềm đam mê bất tận với kiệt tác Truyện Kiều, cô Thu đã cố gắng học thuộc trọn vẹn 3.254 câu trong tác phẩm.

Cô Thu đã nỗ lực để đọc thuộc trọn vẹn tác phẩm Truyện Kiều

Để niềm đam mê được trao truyền, cô Thu đã dạy các con học và yêu Truyện Kiều giống như cách mà mẹ cô đã truyền cho mình.

Điều quan trọng là các con của cô Thu cũng rất ham mê, đặc biệt là cậu út Phan Tùng Lâm (lớp 2A4 - Trường Tiểu học Xuân Giang - Nghi Xuân). Và hai mẹ con đã trở thành “những người bạn tâm giao” trong hành trình chinh phục Truyện Kiều.

Niềm đam mê Truyện Kiều của gia đình cô giáo dạy Hóa - Sinh ở Hà Tĩnh

Các thành viên trong gia đình giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi về Truyện Kiều.

Khi còn là một cậu bé mẫu giáo chưa biết mặt chữ, Tùng Lâm đã thuộc khoảng 300 câu Kiều, đến nay, bé đã đọc thuộc hơn 400 câu. Cùng với giọng đọc truyền cảm, cách ngắt nghỉ đúng nhịp và những hiểu biết nhất định về tác giả, tác phẩm, Tùng Lâm đã đạt giải ba cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều” ở trường.

Đồng hành cùng hai mẹ con trong hành trình chinh phục Truyện Kiều còn có người bố - thầy Phan Hải Đăng - giáo viên dạy Toán Trường THCS Đan Trường Hội (Nghi Xuân). Thầy Đăng cũng không hề kém cạnh vợ con khi giành giải nhì cấp trường ở cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều”.

Niềm đam mê Truyện Kiều của gia đình cô giáo dạy Hóa - Sinh ở Hà Tĩnh

Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với gia đình cô Thu.

“Truyện Kiều đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của gia đình tôi. Tôi vui vì các thành viên có chung niềm đam mê và mong muốn góp phần lưu giữ, lan tỏa giá trị của Truyện Kiều” - cô Thu chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Hải Lương - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Trãi cho biết: “Đọc Truyện Kiều đã khó, thuộc trọn vẹn tác phẩm như cô Thu thì không có nhiều người làm được. Chúng tôi khuyến khích cô trau dồi khả năng và trao truyền niềm đam mê đó cho các em học sinh để góp phần giáo dục tình yêu quê hương, niềm tự hào về giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trên quê hương Đại thi hào”.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.