Nỗi buồn mang tên... học sinh giỏi!

(Baohatinh.vn) - Vừa đi họp phụ huynh về, chị U. hớn hở khoe với chồng: “Tuyệt vời nhé, cu Tèo nhà mình thuộc nhóm học giỏi của lớp đấy!”.

Thấy anh T. mắt vẫn nhìn lơ đễnh ra ngõ mà dường như không để ý đến lời của mình, chị U. lớn giọng hơn: “Bố cu Tèo không nghe tôi nói à. Đúng là suốt ngày chỉ chúi mũi vào công việc, chẳng quan tâm đến con cái học hành…”.

Nghe vợ lớn tiếng, anh T. định phân bua vài lời, song lại nghĩ nếu nói lại trái quan điểm với vợ là y như mọi hôm sẽ xẩy ra “chiến tranh” nên anh… cười trừ.

Thực ra, cái tin mà vợ thông báo với anh không có gì mới, vì anh biết trong lớp cu Tèo, năm nào chẳng có… 90% học lực giỏi, 10% học lực khá và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Cả trường có đến mấy chục lớp, dường như lớp nào cũng hệt nhau “chỉ tiêu” như trên. Chả bù cho thời anh đi học, cả lớp kiếm ra dăm đứa học giỏi, dăm đứa học khá đã khó.

Cứ mỗi dịp tổng kết năm học, ai ai cũng khoe thành tích học giỏi của con lên “phây”. Nào là chứng nhận học sinh giỏi của trường, học sinh giỏi các cấp, các môn: A, B, C, X, Y, Z… Nhiều đến nỗi, có trường nọ (khá nổi tiếng) tuyển sinh đầu vào cấp hai chỉ ưu tiên những học sinh có thành tích thể thao khi xét tuyển, còn các môn khác thì… “nghỉ cho béo” vì tất cả đều... giỏi!?

Dường như căn bệnh thành tích không chỉ len lỏi khắp các trường học mà còn ăn sâu vào nhiều bậc phụ huynh. Vì thế, họ thi nhau chất lên lưng con trăm thứ áp lực, để con cái chỉ biết học và học, để rồi những đứa trẻ lớn lên không có thời gian quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh, kém giao tiếp, không tự tin giữa đám đông, không biết nấu cơm, luộc trứng… chỉ vì ngoài giờ học, không còn người bạn thân nào hơn mạng xã hội, máy vi tính và điện thoại.

Chính những ông bố, bà mẹ chỉ vì hám thành tích cho bản thân mình, mà không dám để cho con học dốt - học theo đúng năng lực của mình. Vì thế, nhẽ ra sức của con mình chỉ gánh được 40 kg, nếu “luyện tập” cho con đúng cách thì có thể gánh được hơn chừng ấy, nhưng nếu ngay từ đầu đã đặt 50-60 kg lên đôi vai của trẻ, sau một thời gian có khi nó chỉ còn gánh được 20 kg, hoặc oằn vai không gánh được gì nữa…

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.