Nỗi lo sông “lấn”…

(Baohatinh.vn) - Mùa mưa lũ về, người dân Hương Khê sống ven sông Ngàn Sâu lại thấp thỏm nỗi lo lở đất. Tình trạng sông “lấn” đã trở nên nghiêm trọng nhưng chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm...

noi lo song lan

Sông Ngàn Sâu lấn sâu vào diện tích đất sản xuất của xã Hương Đô

Con đường bê tông liên thôn thuộc thôn Hương Bình (xã Lộc Yên), lâu nay đã bị sông Ngàn Sâu “lấn” vào tận lề đường với những vết “ngoạm” nham nhở. Sau cơn bão số 10, tình hình càng tồi tệ hơn khi nhiều đoạn đường nằm chơ vơ bên mép sông, bị sạt lở, biến dạng và có nguy cơ bị “nuốt chửng” bất cứ lúc nào. Hộ ông Phạm Văn Nguyên ở phía tả sông Ngàn Sâu (thôn Hương Bình) chia sẻ: “Mỗi mùa mưa lũ đi qua, sông lại “lấn” sâu vào bờ vài mét. Nhà tôi trước đây cách bờ sông hơn 50m, sau hàng chục năm đất lở, giờ bỗng được ra “mặt tiền” ven sông. Sông ngày một “lấn” gần vào nhà nhưng bất lực. Cứ có mưa lũ lại nơm nớp lo, chuẩn bị mọi phương án sơ tán ngay”.

Qua khảo sát, tại xã Lộc Yên, sông Ngàn Sâu đã làm sạt lở 40 ha đất sản xuất nông nghiệp và 4 ha đất vườn thuộc 4 xóm: Hương Yên, Hương Bình, Hương Đồng và Bình Phúc. Quy luật muôn đời, “bên lở - bên bồi” khiến sông Ngàn Sâu đổi dòng, tạo nên nhiều khúc cua khiến tình trạng sạt lở càng trở nên nghiêm trọng. Ông Nguyễn Văn Hưng - Chủ tịch UBND xã Lộc Yên cho biết: “Vài ba năm lại đây, tình trạng lở đất dọc bờ sông diễn ra nghiêm trọng hơn. Trên địa bàn đã có 2 hộ phải di dời nhà ở đến vị trí khác. Người dân thì nơm nớp lo sợ, chúng tôi cũng trăn trở nhiều nhưng “lực bất tòng tâm”. Đề nghị huyện và tỉnh quan tâm, cho chủ trương tác động, điều chỉnh dòng chảy ở những vị trí sạt lở. Đối với những điểm xung yếu, cần phải đầu tư xây kè chống sạt lở để đảm bảo đời sống dân sinh”.

noi lo song lan

Kè chắn sóng trên sông Ngàn Sâu chảy qua địa phận xã Lộc Yên, Hương Khê bị xói lở nghiêm trọng

Không chỉ ở Lộc Yên, tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Sâu đang diễn ra tại nhiều điểm trên địa bàn huyện Hương Khê với 12 xã, hơn 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Có nhiều đoạn, đất lở hàng chục mét, lòng sông “lấn” sâu vào vườn, một số nhà dân chỉ cách bờ sông hơn 10m. Bờ sông Ngàn Sâu sạt lở, hàng ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp trôi tuột xuống lòng sông. Vườn tược, cây trái, thậm chí là nhà cửa, công trình kiến trúc và nhiều tài sản khác đã và đang trở thành “miếng mồi ngon” của thủy thần.

Dọc bờ sông Ngàn Sâu đoạn qua xã Hương Đô, những cái “hàm ếch” khổng lồ xuất hiện ngày càng nhiều và có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào. Đất lở đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của 100 hộ dân xã Hương Đô. Trong đó, nặng nhất là thôn 5 với 5/25 ha đất sản xuất đã bị lòng sông “nuốt chửng”. Chủ tịch UBND xã Hương Đô - Đinh Văn Lâm lo lắng: Đất sản xuất nông nghiệp, rau màu của địa phương chủ yếu nằm dọc bờ sông Ngàn Sâu. Xã đã chỉ đạo nhân dân hàng năm trồng tre làm kè chắn sạt lở, thuê máy nắn dòng nhưng do lũ lớn, nước chảy mạnh nên không mấy hiệu quả.

noi lo song lan

Đường bê tông liên thôn xóm Hương Bình, xã Lộc Yên luôn có nguy cơ bị sông Ngàn Sâu “nuốt chửng”.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Nguyễn Văn Việt cho biết: Nhiều năm qua, huyện cũng đã xây dựng được 9,5 km kè chống sạt lở dọc bờ sông. Tuy nhiên, các điểm sạt lở vẫn tiếp tục gia tăng, đến thời điểm này, toàn huyện có 18 điểm sạt lở đất dọc bờ sông ở 12 xã, với chiều dài bị sạt lở hơn 20 km, ảnh hưởng trực tiếp đến 1.232 hộ dân và 258 ha đất sản xuất. Trước thực trạng đó, tại các vị trí bị sạt lở đất xung yếu, huyện đã chỉ đạo các xã xây dựng phương án di dời những hộ dân vùng nguy hiểm đến chỗ an toàn. Tình trạng sạt lở đã diễn ra từ nhiều năm, người dân biết, xã biết và huyện cũng biết nhưng “lực bất tòng tâm”, đành chờ nguồn lực cấp trên.

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.