[Nóng] Bộ TN&MT công bố kết quả quan trắc đánh giá lại môi trường biển 4 tỉnh miền Trung

(Baohatinh.vn) - Bộ TN&MT cho biết, từ ngày 4 đến 9/5/2017, đã triển khai chương trình quan trắc để đánh giá lại hiện trạng môi trường biển 4 tỉnh miền Trung sau một năm xảy ra sự cố.

Chương trình được triển khai trên các tuyến khảo sát đã thực hiện năm 2016, tập trung vào các khu vực có vùng xoáy cục bộ, có khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn và khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn (Sơn Dương, phía Đông cửa Nhật Lệ, Sơn Chà).

nong bo tn mt cong bo ket qua quan trac danh gia lai moi truong bien 4 tinh mien trung

Đoàn công tác Bộ T&MT kiểm tra tổng thể việc khắc phục các lỗi vi phạm của FHS

Các chương trình quan trắc thực hiện đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường biển, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. Cụ thể như sau:

Kết quả quan trắc của các địa phương tại 19 bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh từ tháng 9/2016 đến nay cho thấy, hầu hết các thông số đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước. Tại một số thời điểm, giá trị thông số Fe tại một số bãi tắm vượt giới hạn QCVN 10-MT:2015/BTNMT, song, nguyên nhân là trong thời gian này, do ảnh hưởng của mưa lũ, các vị trí quan trắc đều nằm gần khu vực cửa sông nên dòng chảy sông đã cuốn theo hàm lượng sắt từ khu vực nội địa ra vùng ven biển, khiến hàm lượng Fe trong nước biển tăng cao.

Kết quả quan trắc của Bộ TN&MT trong tháng 5/2017 cho thấy, đối với môi trường nước biển, giá trị của các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

Đối với các thông số ô nhiễm trong thời gian xảy ra sự cố là tổng Phenol và sắt (Fe), giá trị của các thông số này tại tất cả các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT và thấp hơn rất nhiều so với kết quả quan trắc năm 2016.

nong bo tn mt cong bo ket qua quan trac danh gia lai moi truong bien 4 tinh mien trung

Lấy mẫu quan trắc môi trường (Ảnh: internet)

Tuy nhiên, tại một số khu vực có thông số tổng dầu mỡ khoáng có giá trị vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh. Các vị trí này chủ yếu tập trung tại vùng biển Vũng Áng - Hà Tĩnh, ven biển cửa Nhật Lệ - Quảng Bình. Kết quả này khá tương đồng với những đánh giá về chất lượng nước biển ven bờ của nước ta trong những năm gần đây, tại một số khu vực, nước biển ven bờ đã bị ô nhiễm dầu mỡ khoáng do hoạt động công nghiệp ven biển và hoạt động của các cảng biển và giao thông trên biển.

Đối với môi trường trầm tích biển, toàn bộ các mẫu trầm tích biển trong chương trình quan trắc của Bộ TN&MT trong tháng 5/2017 cho thấy, tất cả các thông số đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 43-2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.

Như vậy, sau 1 năm xảy ra sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, kết quả quan trắc, giám sát cho thấy, đã ổn định, môi trường biển 4 tỉnh miền Trung (bao gồm nước biển và trầm tích biển) đã an toàn đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và khu vực bãi tắm, thể thao dưới nước (đối chiếu với QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển và QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích).

Đặc biệt, các thông số gây ô nhiễm trong thời gian xảy ra sự cố là tổng Phenol và sắt đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT và thấp hơn rất nhiều so với kết quả quan trắc năm 2016.

nong bo tn mt cong bo ket qua quan trac danh gia lai moi truong bien 4 tinh mien trung

Biển an toàn, các hoạt động SXKD của ngư dân sôi động trở lại

Để tiếp tục theo dõi, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường biển ven bờ, Bộ TN&MT đề nghị UBND 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ giám sát chặt chẽ nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, kết nối dữ liệu, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ hiện đại trong giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường biển. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kết quả quan trắc về Bộ TN&MT để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng.

Tháng 4/2016, sự cố môi trường biển đã xảy ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ TN&MT đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai đánh giá toàn diện mức độ, phạm vi, diễn biến ô nhiễm môi trường biển, suy thoái hệ sinh thái biển và nguyên nhân gây ra sự cố ô nhiễm môi trường.

Bộ TN&MT đã thực hiện việc công bố thông tin về hiện trạng môi trường biển miền Trung vào ngày 22/8/2016 tại Quảng Trị với sự tham gia của chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung, các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các cơ quan truyền thông.

Đến ngày 22/9/2016, Bộ TN&MT tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế công bố thông tin về môi trường biển sau sự cố môi trường tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì. Theo đó, đến tháng 9/2016, với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đã giảm theo thời gian. Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10-MT:2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

Từ tháng 9/2016 đến nay, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc, giám sát định kỳ chất lượng môi trường biển tại 19 bãi tắm trên địa bàn 4 tỉnh.

Đến tháng 5/2017, nhằm đánh giá chất lượng môi trường nước biển sau 1 năm xảy ra sự cố môi trường, Bộ TN&MT đã thực hiện chương trình quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường biển tại 4 tỉnh nêu trên.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện với mọi đối tượng trong xã hội là mục tiêu mà Hà Tĩnh hướng tới. Thế nhưng, với người khuyết tật thì con đường tiếp cận các không gian công cộng, giao thông hay dịch vụ thiết yếu vẫn còn hạn chế.
Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Làm gì để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động?

Xuất khẩu lao động được nhiều người chọn lựa như một giải pháp để giảm nghèo, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng lòng tin của người lao động để trục lợi. Vì sao lại có thực trạng này? Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi ra nước ngoài lao động? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình “Vấn đề hôm nay”.
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.