Nông dân Hà Tĩnh nhanh chóng tiêu thoát úng, “cứu” lúa hè thu

(Baohatinh.vn) - Các địa phương ở Hà Tĩnh đang dồn lực cao nhất để tiêu thoát nước chân ruộng, bảo đảm vụ sản xuất hè thu an toàn. Trường hợp gieo cấy lại phải hoàn thành trước ngày 20/6 theo khuyến cáo của cơ quan chức năng.

Nông dân Hà Tĩnh nhanh chóng tiêu thoát úng, “cứu” lúa hè thu

Ông Bùi Công Lãnh - thôn Liên Công, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) sử dụng máy bơm để “ép” nước ra khỏi ruộng nhanh hơn.

Sau trận mưa lớn ngày 12/6, ông Bùi Công Lãnh - thôn Liên Công, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) đã có mặt trên đồng để nỗ lực “ép” nước ra khỏi ruộng. Vụ này, ông gieo cấy 8 sào, lúa vừa lên “mũi chông” thì gặp mưa lớn khiến cho toàn bộ ruộng đồng bị ngập băng.

“Chúng tôi phải phá dỡ một đoạn mương để tạo dòng chảy, tiêu thoát nước nhanh. Mặc dù bây giờ trời đã nắng trở lại nhưng nước thoát ra khỏi ruộng rất chậm, vì thế, tôi phải đưa máy bơm để đẩy lực thoát nhanh hơn”, ông Lãnh cho biết.

Nông dân Hà Tĩnh nhanh chóng tiêu thoát úng, “cứu” lúa hè thu

Ông Trần Văn Hoài ở thôn Hòa Bình, xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) phá bờ, tạo dòng chảy tiêu thoát nước.

Ở phía cánh đồng khác, ông Trần Văn Hoài (thôn Hòa Bình, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) cũng đang vất vả đào bờ, mở những lối thoát giữa các ruộng. Vừa xong, ông lại phải quay ra tranh thủ mò bắt ốc bươu vàng đang phá hại lúa vừa mới bén mầm.

Ông Hoài cho biết: “Nhà tôi làm 3 mẫu ruộng, sau mưa, tôi phải trực suốt ngày đêm trên đồng để tháo nước, tạo rãnh thoát từ ruộng cao xuống ruộng thấp, rồi đẩy ra kênh. Có điều, nước ngập lâu đã đưa theo rất nhiều ốc bươu vàng, cắn phá lúa non nên vừa phải tiêu úng, vừa phải mò bắt ốc. Trong buổi sáng, tôi bắt được 2 yến ốc và đem đi tiêu hủy”.

TP Hà Tĩnh là một trong những địa phương có lượng lớn diện tích sản xuất bị ngập úng sau trận mưa lớn vừa qua. Theo thống kê của ngành chức năng, do ảnh hưởng của bão số 2, trận mưa lớn trong 2 ngày (11 - 12/6) đã làm ngập úng hơn 15.400 ha lúa hè thu và hoa màu của các địa phương trên toàn tỉnh.

Nông dân Hà Tĩnh nhanh chóng tiêu thoát úng, “cứu” lúa hè thu

Ngoài tiêu thoát nước, người dân phải mò bắt ốc bươu vàng hại lúa do mưa lớn cuốn về.

Ngay từ sáng 13/6, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, song với tinh thần gấp rút cứu cây trồng hè thu, tất cả các địa phương toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân mở tối đa các cống thoát nước, sử dụng máy đào để mở rộng miệng cống ở các trục tiêu, khơi thông dòng chảy, sử dụng các máy bơm…

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà cho biết: “Ngay khi hết mưa, huyện đã chỉ đạo mở toàn bộ cống các trục tiêu ven biển để tiêu thoát nước nhanh nhất có thể. Ở một số điểm cục bộ, chúng tôi huy động máy đào mở rộng miệng cống trên trục tiêu, tháo các “nút thắt” gây cản trở dòng chảy. Nhờ vậy, chỉ sau 1 ngày, tình hình ngập úng đã cơ bản được giải quyết, không gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất hè thu”.

Nông dân Hà Tĩnh nhanh chóng tiêu thoát úng, “cứu” lúa hè thu

Nhờ vận hành mở toàn bộ cống trên các trục tiêu ven biển, đến chiều 14/6, 1.700/2.000 ha lúa ở Cẩm Xuyên đã được tiêu thoát kịp thời.

Được biết, đến chiều 14/6, Cẩm Xuyên chỉ còn 30 ha (trong số 2.000 ha lúa hè thu bị ngập) chưa kịp tiêu thoát hết do sâu trũng. Theo phương án, huyện sẽ cho tiến hành tỉa dặm sớm, chuyển lúa từ nơi gieo cấy mật độ dày bổ sung cho những diện tích có thể bị hư hại.

Trong khi đó, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cũng đã sẵn sàng lượng giống dự phòng đủ để đáp ứng nhu cầu gieo cấy lại của bà con nông dân. Bà Võ Thị Hồng Minh - Giám đốc công ty cho biết: “Hiện nay, công ty đã chủ động bố trí các điểm cung ứng, thuận lợi cho người dân các địa phương và trong vùng cách ly y tế tiếp cận đủ số lượng, loại giống trong thời vụ cơ cấu. Trong đó, giống lúa Xuân mai 12 được xem là loại tối ưu nhất về thời gian sinh trưởng (90 - 95 ngày), giá bình dân, thích ứng với tất cả các vùng sinh thái và có giá trị hàng hóa thương phẩm cuối vụ cao”.

Nông dân Hà Tĩnh nhanh chóng tiêu thoát úng, “cứu” lúa hè thu

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, các địa phương cần tranh thủ thời điểm “vàng” để bổ cứu kịp thời lúa hè thu.

Đến thời điểm hiện nay, khoảng trên 60% diện tích lúa và hoa màu bị ngập úng đã được tiêu thoát nước kịp thời. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, những ngày này thời tiết thuận lợi, là thời điểm “vàng” để các địa phương kịp thời “cứu” lúa hè thu, tiêu thoát nước nhanh, bổ cứu những diện tích hư hỏng kịp thời để đảm bảo thời vụ sản xuất.

Các địa phương cần khẩn trương tiêu thoát nước, tuyệt đối không để cây lúa bị ngập lâu, gây thiệt hại sản xuất. Trong trường hợp phải gieo cấy lại, cần phải sử dụng các bộ giống ngắn ngày như: HN6, BT09, PC6, Xuân mai 12, TH3-3, TH3-5, lai thơm 6 và phải hoàn thành trước ngày 20/6. Đồng thời, bà con cần thực hiện tỉa dặm, bón thúc đẻ nhánh đối với những diện tích đã “thoát” ngập để đảm bảo quá trình sinh trưởng cho lúa.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ Đức Thọ thi đua lập thân lập nghiệp

Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.