Tháo nước, bó dựng lúa, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực giảm thiệt hại sau mưa lớn

(Baohatinh.vn) - Trận mưa lớn và diễn ra quá bất ngờ khiến hơn 5.400 ha lúa xuân toàn tỉnh ngã rạp. Bà con nông dân Hà Tĩnh phải tức tốc xuống đồng nỗ lực cứu lúa…

Tháo nước, bó dựng lúa, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực giảm thiệt hại sau mưa lớn

Sau trận mưa lớn, toàn tỉnh có hơn 5.400 ha lúa xuân bị đổ ngã (ảnh chụp chiều 27/4).

Người xưa nói không sai, “trời cho thấy mà không cho ăn”, chỉ cách đây mấy hôm, bà Dương Thị Thu, thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, Cẩm Xuyên vừa mới tấm tắc khoe cùng mọi người về 1 mẫu ruộng của mình. Lúa dày khin khít, trổ bông tập trung và đều đặn.

Tháo nước, bó dựng lúa, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực giảm thiệt hại sau mưa lớn

Bà Dương Thị Thu, thôn Đông Nam Lộ, Cẩm Thành xuống đồng dựng lại diện tích lúa bị đổ.

Ai ngờ chỉ sau 1 đêm mưa, những cánh đồng vừa mới căng tràn sức sống đã ngã “sóng soài” trên mặt nước. 1 mẫu lúa thì có đến 8 sào bị đổ ngã. “Lúa đã vào chắc xanh hết rồi nên nếu ngâm nước lâu ngày thì bông sẽ bị thối, hạt không chín được. Ngay khi trời sáng, tôi đã phải tức tốc ra đồng để tháo nước ra khỏi chân ruộng. Có điều, chắc cũng chỉ cứu vãn được một phần thôi vì vùng đồng này trũng, bông lúa đổ xuống bị ngập trong nước” - bà Dương Thị Thu cho biết.

Trong khi đó, bà Võ Thị Thuyết, thôn 9, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) thì nóng ruột, chẳng thể chờ được nước rút bớt mà phải xuống đồng để buộc dựng lúa thành từng khóm để hy vọng bông lúa có thể tiếp tục quá trình sinh trưởng tốt nhất.

Bà Võ Thị Thuyết cho biết: “Cả nhà tôi chỉ trông chờ vào 1,5 sào lúa Bắc Hương 9 này. Lúa mới trổ bông được mấy hôm nên tôi lo lắm, suốt cả ngày hôm nay phải lội dưới đồng, buộc dựng lúa thành từng khóm để bông còn gặp chút nắng trong quá trình phơi mau”.

Tháo nước, bó dựng lúa, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực giảm thiệt hại sau mưa lớn

Suốt ngày 27/4, bà Võ Thị Thuyết, thôn 9, xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) “vật lộn” với cánh đồng ngã rạp trong nước.

Hiện nay, Cẩm Xuyên là địa phương có diện tích lúa bị đổ ngã lớn nhất tỉnh với 1.700 ha. Trong đó, rất nhiều cánh đồng lúa bị đổ từ 80 - 100% do gặp luồng gió lớn trong thời điểm mưa to. Theo bà con nông dân, hiện tượng mưa vừa qua đúng vào giai đoạn lúa đang giai đoạn ngậm sữa - chín sáp nên sẽ gây tụt giảm năng suất cuối vụ.

Cùng với Cẩm Xuyên thì hai địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất sau trận thiên tai vừa qua là Thạch Hà (1.500 ha) và huyện Kỳ Anh (1.000 ha). Ngay sau mưa, bà con đã lập tức ra đồng để khắc phục hậu quả, cứu vụ lúa xuân.

Ông Nguyễn Văn Thuýnh - thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh) cho biết: “Đây là cánh đồng mẫu lớn có diện tích 13 ha. Trận mưa lớn đã khiến khoảng 60 - 70% diện tích bị đổ ngã. Hiện nay, thời tiết tốt lên thì một số diện tích bị ảnh hưởng nhẹ sẽ tự phục hồi, còn lại không có cách nào khác là phải lội ruộng để buộc thành từng bó để lúa đứng vững và tạo điều kiện cho máy gặt có thể thu hoạch vào cuối vụ”.

Tháo nước, bó dựng lúa, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực giảm thiệt hại sau mưa lớn

Nông dân Kỳ Anh cũng xuống đồng khắc phục hậu quả sau mưa lớn.

Theo rà soát của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, toàn tỉnh có hơn 5.400 ha lúa xuân bị đổ ngã sau trận mưa lớn, dông lốc vào đêm 26/4. Cơ quan chuyên môn cho rằng đây là một trong những hiện tượng thời tiết cực đoan, nguy hiểm tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất, chất lượng lúa xuân.

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: “Hiện nay, lúa xuân Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành giai đoạn trổ bông. Để hạn chế tối đa những thiệt hại của thiên tai có thể gây ra, các địa phương cần phải chỉ đạo các đơn vị quản lý thủy lợi vận hành hệ thống tiêu thoát nước, rút nước ra khỏi đồng ruộng để tránh tình trạng ngập úng kéo dài. Bên cạnh đó, huy động bà con nông dân xuống đồng, bó dựng lúa thành từng khóm để tạo điều kiện cho cây lúa tiếp tục kỳ sinh trưởng và giảm thấp nhất thiệt hại do ngập úng”.

Tháo nước, bó dựng lúa, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực giảm thiệt hại sau mưa lớn

Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, người dân cần bó lúa thành từng khóm, dựng đứng cây để lúa không bị ngâm úng, tiếp tục quá trình sinh trưởng.

Dự báo, do ảnh hưởng đợt không khí lạnh cuối mùa, thời tiết Hà Tĩnh vẫn tiếp tục có mưa trong 2 ngày 28 - 29/4, đe dọa đến quá trình phơi mau, sinh trưởng của của lúa xuân. Trong điều kiện này, việc vận hành tiêu thoát nước, khắc phục hậu quả trên đồng ruộng chính là giải pháp cần kíp hơn bao giờ hết.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.