Khẩn trương bó dựng lúa bị đổ, giảm thiểu thiệt hại sau mưa lớn

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các địa phương khẩn trương tiêu thoát úng, tuyên truyền bà con nông dân xuống đồng, bó dựng lúa để giảm thiểu những thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Chiều 27/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại lúa xuân sau trận mưa lớn đêm 26/4 tại các huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Cùng đi có lãnh đạo Sở NN&PTNT và các địa phương liên quan.

Khẩn trương bó dựng lúa bị đổ, giảm thiểu thiệt hại sau mưa lớn

Đoàn kiểm tra tình hình thiệt hại lúa xuân sau mưa lớn tại xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn đã trực tiếp kiểm tra tại đồng ruộng xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Phong (huyện Kỳ Anh).

Đây là 2 trong 3 địa phương có diện tích lúa bị đổ ngã nhiều nhất trên toàn tỉnh. Trong đó, tại Cẩm Xuyên là 1.700 ha, Kỳ Anh là 1.000 ha (ngoài ra còn có Thạch Hà với 1.500 ha lúa bị đổ).

Khẩn trương bó dựng lúa bị đổ, giảm thiểu thiệt hại sau mưa lớn

Phần lớn diện tích lúa bị đổ, gãy ở Cẩm Xuyên đã vào giai đoạn ngậm sữa

Do ảnh hưởng của trận mưa lớn vào đêm 26/4, nhiều cánh đồng lúa của hai địa phương này bị đổ ngã 30 - 40%, có nơi 70 - 80%. Một số diện tích bị ngâm ngập nước, rất khó để có thể tự phục hồi.

Qua kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, so với nhiều năm thì vụ lúa xuân năm nay sinh trưởng khá đồng đều, trổ bông tập trung. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng có dấu hiệu cực đoan, nhất là hiện tượng dông lốc vào cuối vụ, đe dọa đến thiệt hại năng suất của bà con nông dân. Điển hình là trận mưa kèm theo dông lốc vào tối 26/4.

Khẩn trương bó dựng lúa bị đổ, giảm thiểu thiệt hại sau mưa lớn

Nhiều cánh đồng lúa của hai địa phương này bị đổ ngã 30 - 40%, có nơi 70 - 80%.

Trước tình hình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo đơn vị quản lý và bà con nông dân thực hiện tiêu thoát nước ra khỏi đồng ruộng, không để tình trạng úng ngập kéo dài.

Cùng với đó, tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con khắc phục thiệt hại, bó dựng lúa thành từng khóm để cây lúa phục hồi nhanh và giảm tối đa thiệt hại.

Sở NN&PTNT, các địa phương cần tiếp tục đánh giá tình hình thiệt hại, theo dõi diễn biến của thời tiết, đồng thời thông tin và có khuyến cáo sớm đến bà con nông dân về những hiện tượng thời tiết xấu trong những ngày tới; chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh cuối vụ.

Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh, trận mưa lớn vào tối 26/4 đã khiến trên 5.400 ha lúa xuân Hà Tĩnh đang trong giai đoạn trổ bông, ngậm sữa bị đổ, gãy. Một số địa phương bị ảnh hưởng nặng như: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, Hương Sơn...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.