Theo ghi nhận ban đầu, rất nhiều địa bàn như TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn... đều có diện tích lúa bị đổ ngã. Điều đáng nói, những diện tích này đang ở giai đoạn trổ bông, ngậm sữa, chín sáp. Vì vậy mà sẽ đe dọa thiệt hại nặng nề đến năng suất. Trong ảnh: Lúa đổ rạp ở xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên.
Sau đêm mưa, những diện tích lúa dày khít, nặng bông đã nằm rạp xuống mặt ruộng. Dù chưa có thống kê đầy đủ song ước tính con số đổ ngã phải lên đến hàng nghìn hecta và xảy ra khắp các địa phương. Trong ảnh: Đồng ruộng xã Thạch Hưng, TP Hà Tĩnh
TX Hồng Lĩnh...
Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện Thạch Hà có khoảng 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng, tập trung nhiều nhất ở các xã Tân Lâm Hương (436 ha), Nam Điền (150 ha), Ngọc Sơn (37 ha). Trong ảnh: Một cánh đồng sau mưa tại xã Thạch Đài.
Ông Hoàng Văn Hạnh ở thôn Thống Nhất, Ích Hậu, Lộc Hà đi kiểm tra đồng lúa sau mưa lớn.
Ông Nguyễn Xuân Quân - Chủ tịch UBND xã Ích Hậu cho biết: Mưa to kèm theo gió lớn trong đêm ngày 26/4 đã làm cho 35/491 ha lúa trên địa bàn xã bị đổ, trong đó nặng nhất là vùng đồng Hồ của thôn Thống Nhất.
Diện tích lúa bị hư hại tại xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh)
...xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên)
Theo ước tính ban đầu, toàn huyện Kỳ Anh có khoảng 550-600 ha, chủ yếu các xứ đồng ven làng, theo luồng gió và nơi lúa tốt. Hiện nay, địa phương đang chỉ đạo bà con xuống đồng buộc dựng lại diện tích lúa đổ, giảm tối đa thiệt hại có thể gây ra.
Hiện, cơ quan chuyên môn đang tiếp tục rà soát thống kê diện tích, mức độ thiệt hại của lúa xuân sau trận mưa lớn trên địa bàn toàn tỉnh vào đêm 26/4.
Hiện nay, 100% diện tích lúa xuân đã trổ bông, số còn lại đã vào giai đoạn ngậm sữa, chín sáp. Đây là giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất, quyết định năng suất của lúa. Trận mưa vào tối qua (26/4) dù không kéo dài nhưng cường độ lớn, một số nơi kèm theo lốc xoáy nên nhiều diện tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm giảm năng suất cuối vụ.