Ngoài 50 tuổi, ông Lê Mạnh Hùng rời phố núi Hương Khê (Hà Tĩnh) về nông thôn mua đất hoang làm nông nghiệp công nghệ cao. Sau 8 năm, trang trại thu về trên 1,6 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số đã tạo cú hích cho các hợp tác xã sản xuất, nuôi trồng ở Hà Tĩnh nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện thu nhập.
Ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Hành trình này không chỉ tạo ra những giá trị mới mà còn là mục tiêu của nền sản xuất hiện đại - tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.
Thời điểm này, trên những sườn đồi ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người trồng cam bù bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Năm nay, cam được mùa, được giá nên bà con ai cũng phấn khởi.
Là loài hoa tượng trưng cho sự phú quý, may mắn và thịnh vượng, vườn lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Hà Tĩnh thu hút đông đảo người xem trong những ngày đầu năm mới.
Năm 2023, sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh được mùa toàn diện, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,7%. Cùng với thời tiết thuận lợi, kết quả của quá trình tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, an toàn đã đưa lại những giá trị mới.
Nông dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn để cho ra sản phẩm sạch, chất lượng, an toàn.
Hà Tĩnh đang tiếp tục phát triển ngành nuôi tôm theo hình thức thâm canh công nghệ cao tại nhiều địa phương nhằm tận dụng lợi thế sẵn có, hướng đến phát triển bền vững.
Thời gian qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển hướng, áp dụng nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2027.
TP Hà Tĩnh sẽ mở rộng kết nối hợp tác với các địa phương, đơn vị của Thái Lan trong phát triển nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Hội nghị là cơ hội tốt để Hà Tĩnh và các tỉnh được nghe những chia sẻ về thành tựu khoa học - công nghệ; làm rõ hơn về vai trò và giải pháp để nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp thời đại 4.0.
Nhận thấy tiềm năng lớn của việc trồng lan hồ điệp, anh Phạm Văn Huy (thôn Thanh Lan, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã quyết định đầu tư số tiền hơn 10 tỷ đồng để xây dựng mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao trên diện tích 2.500 m2.
Với niềm đam mê với nông nghiệp, anh Phạm Văn Huy (xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà) đã đầu tư xây dựng mô hình trồng lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Hà Tĩnh.
Giáo sư Kubo Motoki đến từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) đã cung cấp nhiều thông tin về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành nông nghiệp tại các sở, ngành, địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng xanh, bền vững.
Năm 2023, ngành NN&PTNT Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu và nội dung định hướng về phát triển nông nghiệp sinh thái, chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết số 19-NQ/TW về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sau 1 năm, mô hình phát triển vùng nguyên liệu sen theo chuỗi giá trị gắn với du lịch tại TP Hà Tĩnh đã khẳng định hiệu quả, tạo ra sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của địa phương. Mô hình còn góp phần phát triển kinh tế cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) trao đổi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp đô thị của TP Hà Tĩnh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái tuần hoàn, phát triển sản xuất gắn với dịch vụ du lịch xanh.
Việc ký kết hợp tác đầu tư về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giữa UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) và Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm nhằm mục đích nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Với mong muốn cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm sạch, an toàn, HTX Nông nghiệp Gia Phúc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để biến 40 ha đất đồi hoang hóa vùng Khe Lang thành “vựa” cây ăn quả trù phú theo hướng hữu cơ.
Trong năm qua, việc chuyển giao các tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực tư duy người nông dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi, đưa kinh tế huyện ngày càng phát triển.
Về xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh), chúng tôi được nghe kể nhiều về Giám đốc hợp tác xã (HTX) năng động, dám nghĩ, dám làm. Đó là anh Nguyễn Đăng Mạnh, người đã phát triển HTX rau củ quả và dịch vụ tổng hợp Thạch Hạ.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự nỗ lực của người dân, TP Hà Tĩnh đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp đô thị mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững.
Qua 7 năm triển khai, hiện mô hình nuôi gà đẻ trứng Omega 3 và gà thịt của HTX Dịch vụ tổng hợp Thạch Tiến ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) có doanh thu trên 7 tỉ đồng mỗi năm.
Từ gần 7ha đầu tiên cho hiệu quả tích cực, TP Hà Tĩnh sẽ mở rộng diện tích trồng lúa theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi trồng thủy sản lên hơn 20ha để tăng giá trị sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân.
Xác định phát triển nông nghiệp đô thị gắn với khai thác dịch vụ du lịch sinh thái ven đô là nhiệm vụ trọng tâm, TP Hà Tĩnh đã ưu tiên tập trung quy hoạch các vùng sản xuất, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, thu hút doanh nghiệp, liên kết chuỗi giá trị… để hiện thực hóa mục tiêu.
Sau gần 3 tháng trồng dưa lê vàng Hàn Quốc trong nhà màng rộng hơn 2.000 m2, ước tính, Hợp tác xã (HTX) Rau củ quả và dịch vụ tổng hợp Thạch Hạ ( xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) sẽ thu hoạch trên 7 tấn dưa.
4 tháng đầu năm, kinh tế Hà Tĩnh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga - Ukraine... Ngành nông nghiệp dù không đứng ngoài những tác động tiêu cực ấy, song đã thể hiện vai trò trụ đỡ, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.