Giáo sư Nhật Bản trao đổi về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Giáo sư Kubo Motoki đến từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) đã cung cấp nhiều thông tin về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành nông nghiệp tại các sở, ngành, địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng xanh, bền vững.

Chiều 8/3, Hà Tĩnh tổ chức hội nghị nghe Giáo sư Kubo Motoki - Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp hữu cơ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng tham dự.

Giáo sư Nhật Bản trao đổi về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh

Tại hội nghị, Giáo sư Kubo Motoki đã thông tin khái quát về tình hình phát triển nông nghiệp trên thế giới, mức độ sử dụng phân bón hóa học ở một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ…; vai trò quan trọng của chất đất, hệ thống vi sinh vật trong sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp hữu cơ. Giáo sư cũng chia sẻ thêm về một số cách thức để tạo ra phân bón hữu cơ tại chỗ, thực hiện vòng tuần hoàn xanh trong nông nghiệp.

Giáo sư Nhật Bản trao đổi về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh

Giáo sư Kubo Motoki chia sẻ về việc ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix (Soil Fertile Index) tại hội nghị.

Giáo sư Kubo Motoki cũng dành nhiều thời gian để giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix (Soil Fertile Index). Công nghệ này được phát triển bởi chính Giáo sư Kubo Motoki sau nhiều năm nghiên cứu. Công nghệ này giúp hài hòa vật liệu hữu cơ và vi sinh vật và tạo vật liệu hữu cơ tại chỗ; góp phần tái sản xuất thân thiện với môi trường trong nông nghiệp.

Giáo sư Nhật Bản trao đổi về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh

Các đại biểu theo dõi phim trình chiếu về các ứng dụng, công nghệ để sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Nhật Bản.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các đại biểu đã tham gia trao đổi với Giáo sư Kubo Motoki liên quan đến việc ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix vào đặc điểm khí hậu của Hà Tĩnh; những giải pháp gì để Nhật Bản chuyển đổi từ nền nông nghiệp hóa học sang nền nông nghiệp hữu cơ; các phương thức tạo ra phân bón hữu cơ tại chỗ giàu dinh dưỡng…

Giáo sư Nhật Bản trao đổi về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Hà Tĩnh

Giám đốc Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn mong muốn Giáo sư Kubo Motoki chia sẻ giải pháp chuyển đổi từ nền nông nghiệp hóa học sang nền nông nghiệp hữu cơ.

Hà Tĩnh đang ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ,... Vì thế, việc ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng của đất có vai trò quan trọng.

Hội nghị này đã cung cấp thêm nhiều thông tin về công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành nông nghiệp tại các sở, ngành, địa phương nhằm góp phần phát triển nông nghiệp tỉnh theo hướng xanh, ứng dụng công nghệ cao và bền vững trong thời gian tới.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.