Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Trong năm qua, việc chuyển giao các tiến bộ KHKT trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thay đổi tích cực tư duy người nông dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi, đưa kinh tế huyện ngày càng phát triển.

Sáng 13/10, UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức hội thảo đánh giá kết quả các mô hình ứng dựng chuyển giao khoa học kĩ thuật năm 2022.

Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

Đại biểu tham dự hội thảo.

Năm 2022, được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện, lãnh đạo UBND huyện, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện đã chủ động phối hợp với các phòng, ngành, tổ chức và địa phương liên quan triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm xây dựng phương án, dự toán các mô hình trình UBND huyện phê duyệt để làm căn cứ thực hiện; phối hợp với UBND các xã triển khai mô hình khảo sát, lựa chọn, làm việc với các hộ; cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám sát, kiểm tra, theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc hộ dân trong quá trình xây dựng mô hình.

Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

Đại diện các hộ tham gia hội thảo.

Trung tâm đã tham mưu ban hành Kế hoạch số 915/KH-UBND về thực hiện chương trình phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm; phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm tham mưu tổ chức tọa đàm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, ký kết văn bản hợp tác giữa UBND huyện và Tập đoàn Quế Lâm.

Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới, hằng năm, huyện Cẩm Xuyên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ như: tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Tại hội thảo, đại biểu đã được nghe đại diện các hộ sản xuất trình bày kết quả xây dựng một số mô hình như: Chăn nuôi lợn hữu cơ Quế Lâm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; mô hình kinh tế tổng hợp tuần hoàn; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học, phân vi sinh cải tạo chất lượng đất trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại thôn Bình Minh, xã Cẩm Bình; mô hình nuôi ốc bươu đen;...

Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

Ông Trương Xuân Hà (thôn 5, xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên): "Chăn nuôi hữu cơ sau 4-5 tháng nuôi, đàn lợn phát triển tốt. Đến nay, đã có 4 con lợn nái đẻ được 36 lợn con; lợn thịt sau 4 tháng nuôi trung bình mỗi con 72 kg, tốc độ tăng trọng bình quân khoảng 18 kg/tháng, gia đình đã xuất được 8 con lợn thịt cho công ty với giá theo hợp đồng đã được ký kết".

Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

Ông Đặng Thế Luận (thôn Đông Trung, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên): "Triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa gắn với sản xuất hữu cơ không chỉ nâng cao thu nhập, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn góp phần cải tạo đồng ruộng".

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thành ghi nhận, đánh giá cao những kết quả các mô hình đã đạt được. Ứng dụng KHKT không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa. Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất,... góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thành phát biểu tại hội thảo.

Phát huy những kết quả đạt được, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Thành đề nghị thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn, đơn vị có liên quan cần tăng cường khảo nghiệm, theo dõi, đánh giá thêm các chu kỳ sản xuất để xác định thực chất mức độ hiệu quả kính tế mang lại và sự phù hợp với điều kiện sản xuất trên địa bàn huyện; đúc rút đầy đủ quy trình kỹ thuật sản xuất để khuyến cáo cho người dân.

Đối với các mô hình đã được đánh giá phù hợp và có nhiều triển vọng để nhân rộng trên địa bàn, đề nghị các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng cơ chế chính sách để nhân rộng.

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu gạo của địa phương. Thường xuyên rà soát, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Đồng thời, cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông nhằm hỗ trợ nông dân trong việc chuyển giao, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp. Mỗi hộ nông dân cần chủ động, kiên trì, chịu khó và chấp nhận đầu tư công sức, trí tuệ trong từng giai đoạn sản xuất để phát huy hiệu quả từng mô hình.

Cẩm Xuyên ứng dụng, chuyển giao KHKT, tạo đột phá phát triển sản xuất nông nghiệp

Trong chương trình hội thảo, đoàn đại biểu tham quan một số mô hình tiêu biểu.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Khoa học - kỹ thuật

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.