Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

(Baohatinh.vn) - Việc phát triển trồng cây chè vằng nguyên liệu mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho bà con nông dân miền núi ở xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh).

Video: Ông Đặng Văn Bốn và bà Đào Thị Huệ chia sẻ về trồng chè vằng

Năm 2021, Trung tâm Ứng dụng KHCN& Bảo vệ cây trồng vật nuôi thị xã Kỳ Anh, Hội Nông dân thị xã phối hợp với xã Kỳ Hoa triển khai trồng thí điểm cây chè vằng với diện tích 5.000 m2 tại 10 hộ dân ở thôn Hoa Tiến. Trên cơ sở đó, năm 2022, xã Kỳ Hoa đã thành lập tổ hợp tác trồng cây dược liệu để cùng giúp nhau sản xuất, phát triển bền vững.

Qua 2 năm triển khai trồng thử nghiệm, đến nay mô hình chè vằng của tổ hợp tác đã nhân rộng được 1,5 ha với 12 hộ tham gia trồng, bước đầu cho thu hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Giống cây chè vằng được các hộ dân tự ươm trồng.

Ông Đặng Văn Bốn (thôn Hoa Tiến, xã Kỳ Hoa) cho hay: “Khi bắt đầu triển khai thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, nhưng sau hơn 2 năm trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, 4 sào chè vằng đã bắt đầu cho thu nhập.

Hiện nay, chè vằng được thương lái thu mua với giá 20.000 đồng/kg tươi; đặc biệt giá trị thành phẩm đã qua chế biến rất cao từ 2 - 3 triệu đồng/kg nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài việc bán chè vằng tươi, gia đình tôi còn bán cây giống và cao chè vằng. So với với nhiều cây nông nghiệp tôi trồng trước đây, chè vằng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”.

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Ông Đặng Văn Bốn chia sẻ về quá trình phát triển vườn ươm cây giống chè vằng.

Bà Đào Thị Huệ - Bí thư Chi bộ thôn Hoa Tiến phấn khởi cho biết: “Trồng chè vằng không chỉ bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp thôn xoá bỏ được nhiều vườn tạp, vùng đất khó canh tác, nâng cao các tiêu chí xây dựng NTM.

Với mô hình này, khoảng sau hơn một năm trồng thì bắt đầu cho thu hoạch, mỗi năm 2 đợt, năng suất từ 1-1,5 tấn/sào/năm. Với giá bán khoảng 20.000 đồng/kg, tính ra mỗi sào có thể mang lại thu nhập khoảng 40-45 triệu/sào/năm".

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Sau 2 năm từ diện tích 5.000m2 nay mô hình chè vằng ở thôn Hoa Tiến đã nhân rộng lên được 1,5ha.

Theo nhiều người dân, chè vằng là một trong những loài cây dược liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, từ trước đến nay cây được khai thác chủ yếu dựa vào nguồn tự nhiên sẵn có. Người dân khai thác chè vằng chưa có ý thức để cây tái sinh nên đã làm cạn kiệt nguyên liệu, trong khi đó nhu cầu thân lá cây chè vằng để nấu cao, chế biến các sản phẩm từ chè vằng ngày càng tăng.

“Mô hình trồng chè vằng ở thôn Hoa Tiến nhằm cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất cao chè vằng, xoá bỏ vườn tạp, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân...”, ông Nguyễn Mạnh Tấn - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa, chia sẻ.

Chè vằng - hướng phát triển kinh tế mới của nông dân Kỳ Hoa

Cây chè vằng được nhiều hộ dân thôn Hoa Tiến trồng lên các hàng rào để vừa tiết kiệm diện tích vừa tạo cảnh quan xây dựng NTM.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa - Nguyễn Mạnh Tấn, cây chè vằng rất hợp với thỗ nhưỡng của thôn Hoa Tiến. Việc trồng và chăm sóc cũng không quá khó nhưng lại mang hiệu quả kinh tế, vì vậy ngày càng có nhiều hộ tham gia trồng. Cùng với việc định hướng xây dựng các sản phẩm dược liệu, thời gian tới Kỳ Hoa đặt mục tiêu xây dựng sản phẩm cao chè vằng trở thành sản phẩm OCOP dược liệu của xã…

Qua quá trình triển khai, cây dược liệu chè vằng ở thôn Hoa Tiến bước đầu đã thu lại những kết quả tích cực, mở ra hướng mới phát triển kinh tế cho người dân tại đây. Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình để phát triển nơi đây thành vùng chuyên canh về cây dược liệu của địa phương; xây dựng sản phẩm OCOP về cây dược liệu...

Bà Nguyễn Thị Hường
Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

Khấm khá nhờ nuôi con “đặc sản”

Với chi phí thấp, đầu ra ổn định, mô hình nuôi dúi và chồn hương sinh sản của anh Nguyễn Văn Hùng ở thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lo phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn

Lo phòng ngừa dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn

Người nuôi tôm Hà Tĩnh đang tăng cường áp dụng các biện pháp ổn định môi trường ao nuôi và tăng sức đề kháng, giảm thiểu dịch bệnh sau đợt mưa lớn vừa qua.
Điều tiết xả tràn 2 thủy điện lớn ở Hà Tĩnh

Điều tiết xả tràn 2 thủy điện lớn ở Hà Tĩnh

Nhà máy Thủy điện Hố Hô liên tục điều tiết qua tràn từ tối qua đến sáng nay; trong khi đó, từ 13h30 chiều nay, Nhà máy Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sẽ xả tràn điều tiết qua các cửa van đập tràn.