Nông nghiệp

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh
Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Câu chuyện trở về tay không đang xuất hiện nhiều hơn trong nỗi nhọc nhằn của nhiều ngư dân Hà Tĩnh sau mỗi chuyến ra khơi. Nguồn lợi suy giảm, thiếu vắng bạn thuyền, đời sống ngày càng bấp bênh, ngư dân rời biển lên bờ, chuyển nghề… Và đau đáu hơn, một số ngư dân đã không muốn con cái kế nghiệp, gắn bó với biển cả.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Gắn bó với biển đã gần 40 năm, mỗi khi nhắc đến nghề truyền thống của cha ông, ánh mắt ông Nguyễn Văn Tuấn (thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) lại chùng xuống. Ông kể: “Người dân nơi đây từng sống nhờ biển, “mũi thuyền gác bên hông nhà”. Những năm gần đây, nghề biển gặp nhiều khó khăn, đặc biệt, sản lượng đánh bắt giảm mạnh, thu nhập bấp bênh nên nhiều người không còn muốn ra khơi”.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Ánh mắt lão ngư Nguyễn Văn Tuấn (thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) chùng xuống khi nhắc đến câu chuyện về ngư trường suy giảm và nghề truyền thống của cha ông.

“Tôi đi thuyền nhỏ nên chỉ đánh bắt vùng gần bờ, chủ yếu là câu mực, câu tôm từ cuối chiều đến rạng sáng hôm sau. Nghề biển lúc thăng lúc trầm tùy ngư trường nhưng 2 năm nay là giai đoạn khó khăn nhất, nhiều chuyến đi gần như chỉ về tay không, chịu lỗ chi phí. Chuyến được thì chủ yếu là thu về 400-500 nghìn đồng/2 người, trong khi trước đây thu nhập phải tiền triệu” - ông Tuấn cho biết thêm.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Ngư trường Hà Tĩnh cũng đang nằm trong xu thế suy giảm nguồn lợi thủy sản của khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Nguồn hải sản gần bờ suy giảm nên nhiều tàu thuyền của ngư dân xã Thạch Kim (Lộc Hà) cũng đang buộc phải “đánh liều” đi xa hơn với hy vọng cải thiện về sản lượng. Anh Trần Văn Huân (thôn Hoa Thành) cho biết: “Việc đi đến những vùng biển xa hơn luôn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy bởi tàu của chúng tôi công suất nhỏ. Nhưng vì mưu sinh nên chúng tôi phải chấp nhận “đánh cược” sinh mệnh của mình với biển. Mỗi chuyến đi là một lần thấp thỏm nỗi lo...”.

Ông Phạm Duy Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim

Ông Phạm Duy Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết: “Sản lượng thủy sản khai thác 5 năm trở lại đây (2018-2021) thường không đạt so với kế hoạch đề ra và có sự giảm sút. Cụ thể, năm 2017, toàn xã đạt gần 1.800 tấn, năm 2021 chỉ đạt hơn 1.200 tấn. Điều đáng nói, nhiều luồng cá lớn không thấy xuất hiện như trước đây, kích thước thủy sản ngày càng nhỏ, tỷ lệ cá tạp nhiều hơn, một số loài đặc hữu của vùng biển này như cá cam, cá ngừ, cá trích lầm, cá mú, cá đù… ít khi đánh bắt được”.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Ngư trường đang dần cạn kệt luôn thường trực trong câu chuyện của ngư dân vùng bãi ngang ở Hà Tĩnh.

Không chỉ ở vùng biển Cẩm Nhượng, Thạch Kim, tình trạng ít ra khơi, nhiều chuyến đi về “tay trắng” cũng được ngư dân chia sẻ trong những câu chuyện bên ghe thuyền tại các vùng có truyền thống như Xuân Hội (Nghi Xuân), nhiều xã bãi ngang các huyện Thạch Hà, Kỳ Anh… Ngư dân Nguyễn Xuân Hướng (thôn Bắc Hải, xã Thạch Hải, Thạch Hà) chia sẻ: “Mấy năm trở lại đây, việc đánh bắt ngày càng khó khăn, bữa đi, bữa bỏ. 3 ngày mới ra biển nhưng 2 lao động chỉ thu được hơn 1 ký tôm, lắm lúc còn chẳng có gì ngoài một ít cá tạp ”.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Tốc độ tăng trưởng nghề khai thác toàn tỉnh Hà Tĩnh đang có xu hướng giảm dần.

Theo ông Nguyễn Viết Hùng - Trưởng phòng Khai thác thủy sản (Chi cục Thủy sản tỉnh), kết quả điều tra, nghiên cứu trong những năm gần đây của Bộ NN&PTNT chỉ ra rằng, tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ước tính trung bình khoảng 4,36 triệu tấn; đến giai đoạn 2016-2019 còn khoảng 3,95 triệu tấn, giảm gần 410 nghìn tấn, tương đương 9,4%. Điều này cho thấy nguồn lợi hải sản đang có xu hướng suy giảm trên phạm vi cả nước, đặc biệt, vùng ven bờ, tầng đáy và các đối tượng hải sản có giá trị kinh tế cao.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Với Hà Tĩnh, hiện nay, tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể nhưng ngành chuyên môn xác định thực trạng đánh bắt của tỉnh cũng đang nằm trong xu thế này. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, nguồn lợi hải sản tầng đáy ở vùng biển khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã giảm khoảng 47,3%. Qua theo dõi thực tế, một số loài có giá trị cao, biểu hiện của tính đa dạng sinh thái vùng biển như tôm he, ốc hương, tôm hùm, tôm đá, cá mú, cá hồng, cá lược… đã rất hiếm thấy xuất hiện ở ngư trường Hà Tĩnh. Kích cỡ một số loài cá ngư dân khai thác phổ biến như cá nục, cá bạc má, cá trích… cũng nhỏ hơn trước.

Dựa trên số liệu tổng hợp ngành thủy sản của toàn tỉnh, dù sản lượng khai thác vẫn duy trì ở mức cao nhưng tỷ lệ tăng trưởng đang giảm dần và tiệm cận giá trị tăng trưởng về 0. Từ năm 2009-2019, tốc độ tăng trưởng nghề khai thác toàn tỉnh là gần 34%, từ 2019 đến nay chỉ còn từ 1-2%. Theo tính toán, tổng sản lượng khai thác trên một đơn vị tàu thuyền vẫn tăng lên nhưng năng suất khai thác (sản lượng đánh bắt trên một đơn vị công suất tàu (CV) - P.V) đang giảm liên tục. Cụ thể, năng suất khai thác đã giảm từ 0,34 tấn/CV năm 2009 xuống còn 0,21 tấn/CV năm 2019 và chỉ còn khoảng 0,18 tấn/CV ở thời điểm hiện nay. Những điều này đang cho thấy sự suy giảm khá rõ nét đối với cả sản lượng và tốc độ tăng trưởng của ngành.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Theo cha vượt sóng ra khơi từ khi mới 15, 16 tuổi, đến nay, ông Nguyễn Quang Hợp (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim) đã có hơn 40 năm kinh nghiệm đánh bắt trên biển.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Quang Hợp (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim, Lộc Hà).

Trong câu chuyện về những ngày “ăn sóng, nằm gió”, ông kể, cách đây gần 10 năm, những chuyến biển mang niềm vui lớn vì hải sản đầy ắp khoang thuyền liên tục cập bến giúp ông trang trải được cuộc sống, có vốn đầu tư để sắm mới con thuyền 100 CV dài 10m đi khai thác ở những vùng nước xa hơn. Tuy nhiên, với ông, những hình ảnh đó giờ chỉ là quá khứ, năm 2021, ông đã phải bán tàu vì không còn trụ nổi với nghề.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Nghề biển lúc thăng, lúc trầm tùy ngư trường nhưng 2 năm nay là giai đoạn khó khăn nhất đối với ngư dân xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên.

Ông Hợp chia sẻ: “Giông bão trên biển luôn rình rập, khó bao nhiêu chúng tôi cũng chịu được nhưng giờ ngư trường vắng cá tôm, đánh bắt ngày càng khó khăn. Đối với tàu như chúng tôi đánh bắt cách bờ từ khoảng 12 hải lý trở vào, đi từ 2-3 ngày tiêu tốn khoảng 400-500 lít dầu (chi phí ít nhất là 8 triệu đồng) nhưng nhiều chuyến không đủ bù tiền nhiên liệu nói gì có lãi cho anh em. Tàu tôi có 5 bạn thuyền thì hết 3 người rời đi, kiếm việc làm thay thế như phụ hồ, kinh doanh dịch vụ... Không có đủ bạn thuyền, tuổi tác nhiều nên tôi rời nghề, hùn vốn với họ hàng mở tiệm kinh doanh hải sản”.

Đến vùng biển xã Cẩm Nhượng, gặng hỏi ngư dân về cuộc mưu sinh với nghề, hầu hết đều nặng trĩu tâm tư về nguồn thu nhập bấp bênh bên những chuyến tàu không còn “no” cá, việc rời biển lên bờ đã không còn là chuyện hiếm thấy ở đây.

Theo thống kê của địa phương, toàn xã Cẩm Nhượng đang có 210 phương tiện khai thác thủy sản, giảm gần 70 tàu so với năm 2017. Vào thời “ăn nên làm ra”, toàn xã có trên 1.100 lao động theo nghề nhưng nay chỉ còn khoảng 600 người. Thanh niên trai tráng phần lớn đã rời làng xuất khẩu lao động, đi làm công nhân trong Nam, ngoài Bắc; một số ngư dân sang làm các ngành dịch vụ như quán nước, cho thuê phao ở bãi biển du lịch, kinh doanh quán ăn… Số ít ngư dân đã có tuổi, không chuyển nghề được thì cố gắng bám trụ lại với thuyền.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Lãnh đạo xã Cẩm Nhượng chia sẻ về tình hình đánh bắt hải sản của ngư dân địa phương

Nghề biển “trầm” xuống cũng khiến cho nhiều dịch vụ ngư nghiệp đi kèm không tránh nổi cảnh thất thế. Gắn bó với nghề đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu thuyền hàng chục năm nay, chưa bao giờ ông Lê Tiến Hải - Giám đốc HTX Hải Hà (xã Thạch Kim) phải chứng kiến cảnh đìu hiu trong xưởng cơ khí như bây giờ. Ông Hải ngậm ngùi: “Không khí nhộn nhịp, tất bật trên thợ dưới thuyền của dăm năm trước đã không còn. Nhiều tháng nay cơ sở không có tàu thuyền nào vào sửa chữa, bảo dưỡng. Lao động đã gắn bó lâu dài với HTX “tan đàn xẻ nghé”, làm việc khác kiếm kế sinh nhai, HTX phải tính đến chuyện xin chuyển đổi nghề!”.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Qua rà soát, tháng 9/2021, toàn tỉnh có 3.694 tàu thuyền có đăng ký thì đến tháng 9/2022 chỉ còn 3.365 tàu thuyền, trong đó, tàu thuyền vùng bờ, vùng lộng chiếm tỷ lệ lớn.

Số liệu từ Phòng Khai thác, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh, số lượng tàu thuyền đăng ký đang giảm nhanh trong những năm qua; đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, biến động thất thường của giá xăng dầu, chi phí cho chuyến biển như thức ăn, nước uống, đồ dùng sinh hoạt tăng lên… thì điều này càng bộc lộ rõ ràng hơn. Qua rà soát, tháng 9/2021, toàn tỉnh có 3.694 tàu thuyền có đăng ký thì đến tháng 9/2022 chỉ còn 3.365 tàu thuyền, trong đó, tàu thuyền vùng bờ, vùng lộng chiếm tỷ lệ lớn. Đây là con số thể hiện chân thực thực trạng và xu thế chung của ngành đánh bắt thủy hải sản của toàn tỉnh hiện nay.

Nghề biển bây giờ không còn giữ chân được lao động cũng do ngư trường bấp bênh, thu nhập không tương xứng với những vất vả ngoài biển cả mênh mông. Trước những lựa chọn của cuộc đời, chính những ngư dân từng sống chết với biển này cũng không muốn cho con cái nối nghiệp mình.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Nghề biển bây giờ không còn giữ chân được lao động cũng do ngư trường bấp bênh.

Gia đình ông Nguyễn Văn Quang (63 tuổi, xã Thạch Kim) có truyền thống đi biển từ bao đời nay nhưng đến đời con thì không ai theo nghề nữa. Suy nghĩ, trăn trở, cuối cùng ông cũng quyết định bán chiếc tàu 90 CV từng theo mình đi khắp các vùng biển trong tỉnh. Ông tâm sự: “Tôi nghĩ con cái thời nay thực tế hơn nên không thể ép chúng. Đứa đầu đã vào TP Hồ Chí Minh, tôi tính cho 2 đứa sau đi xuất khẩu lao động kiếm ít vốn đã, sau này thuận lợi hơn có thể lại trở về với nghề biển”.

Xã Cương Gián (Nghi Xuân) lúc cao điểm có gần 300 tàu thuyền nhưng đến nay chỉ còn hơn 100 chiếc, chủ yếu loại dưới 9m. Bây giờ, lao động đi biển chỉ còn người từ 40 tuổi trở lên, thậm chí trên 70 tuổi. Từ một xã sống chủ yếu dựa vào biển, nay kinh tế từ đánh bắt, khai thác hải sản chỉ còn chiếm gần 20% trong nguồn thu của địa phương; gần 2.700 lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài, chủ yếu tuổi từ 20-35.

Khai thác gắn với bảo tồn nguồn lợi hải sản - hướng đi tất yếu của ngư dân Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân thông tin về tình hình khai thác, đánh bắt hải sản ở huyện Nghi Xuân.

Ông Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Ngư trường sụt giảm, nhiều ngành nghề khác hấp dẫn hơn nên ngư dân bán tàu, rời nghề; lao động trẻ không có đã dẫn đến số lượng tàu đánh bắt giảm ở cả 3 vùng khơi, lộng, gần bờ (giảm khoảng 110 tàu so với năm 2017, nhiều nhất là vùng gần bờ). Điển hình như ở xã Xuân Hội - địa phương có truyền thống đánh bắt giờ chỉ còn 85 tàu thuyền có đăng ký; các tàu vỏ thép lâu nay phải cố xoay xở, chấp nhận “tuyển” lao động từ các tỉnh bạn vì không có nhân lực tại chỗ”.

(Còn nữa)

Trình bày: Công Ngọc

Hình ảnh: PV - CTV Hương Thành

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.