Từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nhiều tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
Anh Trương Văn Thái (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) hỏi: Tình trạng sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển thì bị xử phạt như thế nào?
Hà Tĩnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, chưa phát hiện các đường dây môi giới đưa tàu cá, ngư dân khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.
Ngư trường ổn định, ngư dân tích cực bám biển vươn khơi nên từ đầu năm đến nay sản lượng khai thác hải sản của Hà Tĩnh ước đạt 39.500 tấn, cho giá trị sản xuất khoảng 1.902 tỷ đồng.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, báo cáo sơ kết Nghị quyết 36-NQ/TW của Hà Tĩnh đã khái quát toàn diện, đánh giá được các kết quả của tỉnh về KT-XH nói chung và kinh tế biển nói riêng.
Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển khác, Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp, quyết tâm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) để phát triển kinh tế biển bền vững.
Các địa phương ở Hà Tĩnh đã chú trọng phát huy lợi thế hồ đập, sông suối, ao hồ để nuôi, đánh bắt các loại cá, tôm... với sản lượng đạt hơn 9.200 tấn tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023.
Để tập trung phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, Hà Tĩnh đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU).
Hà Tĩnh và các địa phương, đơn vị chuẩn bị tốt các nội dung để làm việc với đoàn thanh tra của EC lần thứ 4 vào tháng 10/2023. Đặc biệt lưu ý các vấn đề về đăng ký, đăng kiểm tàu cá và mất kết nối thiết bị giám sát hành trình khi khai thác trên biển.
Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản về việc tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4.
Với hành vi sử dụng lưới giã cào gắn xung kích điện khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), một chủ tàu cá đã bị cơ quan chức năng xử phạt số tiền 25 triệu đồng.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp thực hiện chống khai thác IUU. Toàn tỉnh không có tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài, 99/99 tàu cá đang hoạt động khai thác thủy sản vùng khơi lắp đặt thiết bị VMS...
Lãnh đạo Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện tốt Kế hoạch 67/KH-UBND về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Hà Tĩnh đã có 7 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ được kiện toàn tổ chức, cơ cấu theo Luật Thủy sản. Các tổ này vừa khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vừa phối hợp với cơ quan chức năng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, từ mùng 2 tết, ngư dân tại các làng biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã thực hiện nghi thức “mở biển”, xuất hành lấy may đầu xuân năm mới.
Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh, đến nay, 98 tàu cá Hà Tĩnh đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU).
Hà Tĩnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để từng bước phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.
Đầu vụ cá Bắc, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân Hà Tĩnh đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Đây là nguồn cổ vũ lớn để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển trong hành trình còn dài của vụ cá kéo dài tận tháng 3 năm sau.
Thời gian qua, cơ cấu đội tàu còn nhiều bất cập, tình trạng khai thác, đánh bắt theo kiểu tận diệt đã làm nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ Hà Tĩnh suy giảm nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của ngư dân. Điều đó đang đặt ra yêu cầu cần có giải pháp để thực hiện tốt chiến lược khai thác, đánh bắt hải sản gắn chặt với việc bảo tồn nguồn lợi và phát triển bền vững.
Dù gặp phải nhiều khó khăn do giá xăng dầu “leo thang”, thời tiết thất thường, dịch bệnh còn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, song, ngư dân Hà Tĩnh vẫn tích cực tu sửa tàu thuyền, ngư lưới cụ để ra khơi “đón” vụ cá nam...
“Bão“dịch, “bão” giá nhiên liệu… nhưng ngư dân Hà Tĩnh vẫn linh hoạt ra khơi, kiên trì bám biển, bám ao hồ để đóng góp 1.709 tỷ đồng giá trị sản xuất cho ngành NN&PTNT trong năm 2021.
Những tháng cuối năm, Hà Tĩnh và các địa phương trên toàn quốc tiếp tục nỗ lực đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản trở lại trạng thái bình thường mới; tiếp tục ổn định sản xuất và tuân thủ các biện pháp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
Sau hơn 2 tháng kể từ thời điểm ra quân cao điểm (tháng 7/2021), lực lượng chức năng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát hiện, bắt giữ 19 vụ/21 đối tượng sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc đánh bắt thủy sản.
Tàu cá của ông Trần Văn Thông (SN 1969, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) sử dụng kích điện khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Chủ các tàu giã cào hoạt động trái phép, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó và thoát thân khi bị phát hiện; trong khi đó, vì nhiều yếu tố khách quan đã ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực đẩy đuổi, ngăn chặn của lực lượng chức năng, khiến “cuộc chiến” này chưa dễ đi đến hồi kết.
Những mẻ lưới nặng đầy tôm cá, những đoàn thuyền hối hả mang quà tặng của biển cập bờ và những đầm tôm đêm ngày người dân tất bật thu hoạch… đã dệt nên bức tranh kinh tế biển đầy sức sống trên quê hương Lộc Hà (Hà Tĩnh).