Hà Tĩnh tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC

(Baohatinh.vn) - Lãnh đạo Hà Tĩnh đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện tốt Kế hoạch 67/KH-UBND về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Chiều 9/5, UBND tỉnh tổ chức họp triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì hội nghị.

Hà Tĩnh tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC

Trong thời gian qua, cùng với các tỉnh thành trong cả nước, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về chống khai thác IUU.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được chú trọng thực hiện với nhiều hình thức phù hợp nên nhận thức của cán bộ quản lý, người dân, các chủ tàu cá có chuyển biến tích cực. Việc phối hợp, thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm đã được các cấp, ngành quan tâm tổ chức triển khai quyết liệt.

Hà Tĩnh tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân trao đổi một số vấn đề liên quan đến chống khai thác IUU.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh không có tàu cá vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Toàn tỉnh đã có 99/99 tàu cá đang hoạt động khai thác thủy sản vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS).

Ban Quản lý các cảng cá, Văn phòng Đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá chủ động bố trí nhân lực tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra, vào tại cảng theo đúng quy định đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; theo dõi, giám sát 24/7, 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá.

Hà Tĩnh tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC

Phó Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Nguyễn Minh Tâm: Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, đơn vị, chính quyền địa phương cần phải được tập trung nâng cao hơn nữa.

Đến nay, toàn tỉnh có 2.911/2.911 tàu cá đã đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia, đạt 100%; 2.550/2.911 tàu cá còn hạn giấy phép khai thác thủy sản, đạt 87,60%.

Ban Quản lý các cảng cá đã bố trí nhân lực tổ chức giám sát 100% sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng. Trong 4 tháng đầu năm 2023, có 2.706 lượt tàu cá cập cảng và 2.735 lượt tàu cá rời cảng; sản lượng thủy sản qua cảng là 1.349 tấn, thu 2.458 nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản.

Hà Tĩnh tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC

Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn: Chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn để kiểm soát lượng tàu cá ra vào và sản lượng thủy sản qua cảng; hệ thống cơ sở vật chất chưa đảm bảo...

Chi cục Thủy sản và Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và xử phạt nghiêm các hành vi khai thác IUU theo quy định.

4 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 11 vụ/11 tàu cá vi phạm, xử phạt hành chính số tiền 156 triệu đồng.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã cùng trao đổi các vấn đề liên quan tới tình hình triển khai các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU ở Hà Tĩnh như: vẫn còn tình trạng tàu cá đã lắp đặt VMS nhưng mất kết nối liên tục; công tác đăng kiểm tàu cá đạt thấp; việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu kiểm soát nghề cá trên phần mềm điện tử còn hạn chế; vấn nạn tàu giã cào còn diễn ra...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện tốt Kế hoạch 67/KH-UBND về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4.

Hà Tĩnh tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu Sở NN&PTNT thường xuyên đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo, tham mưu UBND tỉnh triển khai các giải pháp chống khai thác IUU, chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh.

Tiếp tục thực hiện các thủ tục đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với các tàu cá chưa thực hiện; giám sát 24/7 đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá; đảm bảo giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại cảng cá. Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch và kịch bản chi tiết đón đoàn EC theo yêu cầu của Bộ NN&PTNT.

Các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tiếp tục tăng cường các tin bài về công tác chống khai thác IUU cho các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; kiên quyết không cho tàu cá xuất bến khi không đủ thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định; mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, đặc biệt không để tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

UBND các huyện, thị xã ven biển phân công, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở (xã/phường/thị trấn); kiểm điểm, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần, trách nhiệm trong công tác chống khai thác IUU; thông báo và yêu cầu chủ tàu thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký, đăng kiểm trước khi đưa tàu ra biển để hoạt động khai thác hải sản...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.