Hà Tĩnh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

(Baohatinh.vn) - Cùng với các tỉnh, thành phố ven biển khác, Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp, quyết tâm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) để phát triển kinh tế biển bền vững.

Phát hiện nhiều vụ vi phạm

Ngày 1/10/2023, tàu TH-91850-TS do ông Hoàng Đình Lai ở xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) vào cập cảng Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà). Qua hệ thống giám sát, lực lượng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Cửa Sót đã phát hiện tàu TH-91850-TS khai thác thủy sản sai vùng và đã lập biên bản, báo cáo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh xử lý theo quy định.

Hà Tĩnh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Văn phòng IUU tại cảng cá Cửa Sót giám sát việc chấp hành IUU của các tàu cá qua phần mềm hệ thống giám sát

Đây là một trong hàng trăm vụ việc vi phạm chống khai thác IUU được lực lượng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá Cửa Sót phát hiện từ đầu năm đến nay. Theo số liệu thống kê, 10 tháng năm 2023, Văn phòng IUU Hà Tĩnh đã phát hiện và lập biên bản 301 lượt tàu thuyền vi phạm khai thác thủy sản trái phép. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: hết hạn đăng kiểm, không duy trì thiết bị giám sát hành trình, khai thác sai vùng quy định...

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh cho biết: “Theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác IUU, tàu cá từ 12m trở lên bắt buộc phải ghi nhật ký khai thác thuỷ sản. Từ khuyến cáo này, Bộ NN&PTNT đã có quy định, đối với tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m phải nộp báo cáo khai thác thủy sản. Tàu từ 12m trở lên phải có nhật ký khai thác thủy sản.

Triển khai chống khai thác IUU, thời gian qua, các lực lượng chức năng của Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ tuyên truyền vận động, xây dựng chế tài xử phạt đến không cho xuất bến, thu hồi giấy phép khai thác... đối với các tàu cá vi phạm. Những nỗ lực trên đã từng bước hình thành thói quen chấp hành quy định Luật Thủy sản cho ngư dân”.

Hà Tĩnh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Lực lượng chức năng tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác IUU

Có mặt tại cảng cá Cửa Sót, chúng tôi ghi nhận các tàu thuyền vào cập cảng tuân thủ đúng quy định “đi khai báo, về kê khai”. Trung bình mỗi ngày, cảng Cửa Sót có khoảng 30 - 50 lượt tàu khai báo. Ngoài tàu địa phương còn có tàu các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Hải Phòng... chấp hành tốt hoạt động khai báo và trang bị các thiết bị kỹ thuật trên tàu.

Ngư dân Đinh Khắc Sáu - chủ tàu cá HP 99885 TS ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng cho biết: “Từ khi có quy định về truy xuất nguồn gốc hải sản, tôi luôn đánh bắt đúng vùng, đúng tuyến và không vi phạm ngư trường khai thác của các nước láng giềng. Tất cả lộ trình khai thác của tàu đều cập nhật về hệ thống phần mềm của ban quản lý cảng cá thông qua giám sát hành trình nên chúng tôi không dại gì mà vi phạm vì sẽ bị xử phạt nặng”.

Nâng cao hiệu quả chống khai thác IUU

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 2.733 tàu cá đã được đăng ký. Trong đó, đội tàu hoạt động tại vùng lộng (chiều dài từ 12m đến dưới 15m) có 406 chiếc; đội tàu hoạt động tại vùng khơi (chiều dài từ 15m trở lên) có 92 chiếc; còn lại là tàu cá hoạt động vùng biển ven bờ trong tỉnh (chiều dài nhỏ hơn 12m). Trong tổng 2.733 tàu cá đã được đăng ký, 92 tàu hoạt động vùng khơi đóng góp phần lớn sản lượng khai thác thủy sản cho Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Lực lượng kiểm ngư và biên phòng đang kiểm tra, xử lý tàu cá khai thác vi phạm IUU trên vùng biển Hà Tĩnh

Về cấp giấy phép khai thác thủy sản, toàn tỉnh có 2.733/2.733 tàu cá thực hiện việc đánh dấu tàu, kẻ vẽ biển số đúng quy định (đạt tỷ lệ 100%); có 2.529 giấy phép khai thác thủy sản còn hạn/tổng số 2.733 tàu cá (đạt tỷ lệ 92,5%). Số tàu đã nhập dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE) đạt tỷ lệ 100%. Toàn tỉnh có 89/89 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS (đạt tỷ lệ 100%); còn 3 tàu hiện hư hỏng, nằm bờ không hoạt động khai thác hải sản trên biển; các chủ tàu cá đã có cam kết bằng văn bản sẽ lắp đặt thiết bị VMS trước khi hoạt động trở lại.

Tính đến ngày 17/10, các cảng cá trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 7.738 lượt tàu cá cập cảng và 7.740 lượt tàu cá rời cảng. Sản lượng thủy sản qua cảng đạt 2.809 tấn. Toàn tỉnh tiếp nhận 7.308 nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đối với các tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên.

Hà Tĩnh quyết liệt ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Tuần tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên vùng biển Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho biết: “Với quyết tâm cùng cả nước tháo gỡ cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều giải pháp cấp bách về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Mới đây nhất, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành công điện về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Công điện thể hiện quyết tâm chính trị cao của Hà Tĩnh trong chống khai thác IUU, vì một nghề cá bền vững. Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy định liên quan tới theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá; đảm bảo 100% tàu cá đủ điều kiện hoàn thành việc đăng kiểm; tăng cường giám sát sản lượng, thu, nộp nhật ký khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm".

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.